Cái gì đã chặn bàn tay của Na-pô-lê-ông lại? Tại sao Na-pô-lê-ông đã
không quả quyết tìm cách lôi kéo đông đảo quần chúng nông dân ngả về
phía mình. Hà tất phải vắt óc xuy nghĩ khi chính bản thân Na-pô-lê-ông đã
tự cắt nghĩa điều đó cho mình. Sau này, Na-pô-lê-ông có tuyên bố rằng ông
ta không muốn "nổi trận cuồng phong của nhân dân khởi loạn", không
muốn tạo nên cái hoàn cảnh để rồi sau này không biết "tìm ai" ra mà ký kết
hòa ước. Tóm lại, dẫu sao ông hoàng đế của nền quân chủ tư sản mới cũng
cảm thấy mình gần gũi với người chủ của cái quốc gia nửa phong kiến và
xây dựng trên chế độ nông nô của dòng họ Rô-ma-nốp hơn là gần gũi các
lực lượng cơ bản của cuộc khởi nghĩa nông dân. Na-pô-lê-ông có thể thỏa
thuận rất nhanh chóng với kẻ thứ nhất (tức A-lếch-xan - N.D) nếu không
ngay tức khắc thì cũng chỉ sau một thời gian ngắn mà thôi, như kinh
nghiệm Tin-dít đã chỉ cho Na-pô-lê-ông thấy rõ; còn với kẻ thứ hai (tức là
nông dân - N.D) thì ngay cả việc đàm phán, Na-pô-lê-ông cũng đã không
muốn rồi. Nếu như trong suốt những ngày hè và đầu thu năm 1789, những
nhà cách mạng tư sản Pháp đã sợ hãi cuộc dấy nghĩa của nông dân ở trên
đất nước Pháp và lấy làm khiếp đảm khi thấy cuộc dấy nghĩa ấy ngày càng
mạnh mẽ thì có gì đáng lấy làm lạ khi vào năm 1812 ông hoàng đế của giai
cấp tư sản không quyết định lôi lên từ dưới đáy mồ cái bóng hình Pu-gát-
sép?
Sau khi đã vứt bỏ ý nghĩ khởi động một phong trào nông dân ở trên
nước Nga, đồng thời cũng từ bỏ ý định đóng bản doanh nghỉ quân ở Mát-
xcơ-va, Na-pô-lê-ông phải lập tức định hướng sẽ đi khi rời bỏ Mát-xcơ-va.
Thế là đã hoàn toàn rõ ràng rằng A-lếch-xan đã từ chối mọi cuộc đàm phán,
vì Sa hoàng đã làm thinh phản đối những lời đề nghị do Tu-ton-min làm
trung gian đầu tiên rồi đến I-a-cốp-lép và cuối cùng là Lô-rít-tông. ê Tiến
về Pê-téc-bua chăng? Đó là ý nghĩ đầu tiên của Na-pô-lê-ông. Sau khi Mát-
xcơ-va bị thất thủ, cả thành phố Pê-téc-bua hốt hoảng: dân chúng đã bắt
đầu thu xếp của nả và bỏ trốn. Ma-ri-a Phê-đô-rốp-na, mẹ A-lếch-xan, mặc
dầu rất căm Na-pô-lê-ông, đã là người hối hả và hốt hoảng nhất và muốn
người ta ký hoà ước càng sớm càng hay. Công-xtan-tin cũng muốn như A-