CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 341

của Vích-to đẩy ra xa cầu, đã phải bỏ ở lại bờ sông, phần bị quân Cô-dắc
tàn sát, phần bị bắt làm tù binh. Cuộc vượt sông vừa xong thì thì Na-pô-lê-
ông hạ lệnh đốt cầu; và nếu như không có lệnh ấy thì số lính bị rớt lại sau
hẳn đã chạy thoát được hết, nhưng vì nhu cầu quân sự đòi hỏi phá huỷ
phương tiện qua sông của quân Nga nên việc tổn thất 1 vạn quân rơi rớt ấy
không ngăn cản được hoàng đế. Ông ta coi những người nào giữ vững được
hàng ngũ mới là người hữu ích, còn những kẻ đã lạc ngũ thì, bất kể lý do
gì, dù vì bị ốm đau hay vì chân tay bị tê cóng, đối với Na-pô-lê-ông, họ
không còn là những người lính nữa hoàng đế chẳng quan tâm mấy đến số
phận của họ. Na-pô-lê-ông chỉ chăm sóc đến thương binh khi nào những sự
chăm sóc ấy không gây thiệt thòi cho những binh sĩ còn khả năng chiến
đấu. ở trường hợp này, thấy cần thiết phải đốt cầu một cách nhanh chóng
nhất, Na-pô-lê-ông đã đốt không chút do dự.

Chính hoàng đế và các thống chế của ông ta cũng như nhiều tác giả

quân sự xưa và nay đã và đang ca ngợi Na-pô-lê-ông, coi cuộc vượt sông
Bê-rê-đi-na là một trong những chiến công đẹp đẽ nhất của Na-pô-lê-ông.
Một số người khác lại cho đó là một điều may mắn cho những sai lầm và sự
thiếu linh hoạt của Chít-sa-gốp và Vít-ghen-stai mang lại, cũng như do sự
bối rối của A-lếch-xan gây ra: A-lếch-xan đã bất chấp Cu-tu-dốp, cứ từ Pê-
téc-bua gửi thẳng cho các tướng lính một kế hoạch bao vây Na-pô-lê-ông,
kế hoạch mà Cu-tu-dốp cho là ngu ngốc. Kha-kê-vích, nhà viết sử quân sự
người Nga đã cho xuất bản vào năm 1894 một cuốn khảo cứu đặc biệt nhan
đề là Sông Bê-rê-di-na, đến tận bây giờ cuốn sách ấy vẫn được coi là mẫu
mực. Qua cuốn sách ấy, người ta thấy rõ là Cu-tu-dốp cũng chẳng buồn
thực hiện kế hoạch của A-lếch-xan, và chính vì cố ý mà Cu-tu-dốp đã
không đi gấp tới sông Bê-rê-di-na, trong khi ông có đầy đủ khả năng tới đó
đúng lúc. Việc nghiên cứu kỹ các tài liệu của Chít-sa-gốp cũng như của Ec-
mô-lốp, của Đê-ni Đa-vi-đốp và ngay cả của chính Cu-tu-dốp để lại, đã dẫn
tôi đến chỗ phải thừa nhận rằng rất khó bác bỏ được ý kiến của Kha-kê-
vích. Giống như A-púc-tin, Kha-kê-vích cho rằng sự sợ hãi, một sự sợ hãi
đầy kinh hoàng khi đứng trước Na-pô-lê-ông, đã làm Vít-ghen-stai và Chít-
sa-gốp tê liệt đến nỗi họ không làm những điều đáng lẽ ra phải làm. Mặt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.