Mùa xuân năm 1813, sau khi A-lếch-xan làm thinh trước những ý kiến
ngắn gọn mong muốn hòa bình của Na-pô-lê-ông bộc lộ trong bài diễn văn
đọc trước Thượng nghị viện, hệt như vào mùa thu năm 1812 đối với những
bức thư chuyển qua tay Tu-ton-min, I-a-cốp-lép và Lô-rít-tông, thì giờ đây,
Na-pô-lê-ông đã hoàn toàn tin chắc rằng ông ta sẽ phải gặp quân Nga ở
sông Vi-xtuyn và sẽ đánh cho nó tan tành. Na-pô-lê-ông biết rõ rằng mùa
đông năm 1812 đã làm cho Cu-tu-dốp thua thiệt nặng nề, mặc dù ông ta
còn chưa biết rằng trong hai tháng trời truy kích từ Ta-ru-tơ-nô đến Ni-ê-
men, Cu-tu-dốp đã mất hai phần ba số quân có lúc đầu là 10 vạn, và hơn
hai phần ba số pháo. Với tình hình đường sá tồi tàn quá đỗi và bằng vào các
phương pháp được dùng dưới chế độ nông nô, Na-pô-lê-ông cho rằng Cu-
tu-dốp không thể nhanh chóng lấp lỗ hổng số quân có khả năng chiến đấu
đã bị hao hụt và tổ chức lại pháo binh. Không nhắc lại những sai lầm của
cuộc xâm lược, Na-pô-lê-ông yên lặng chờ đợi quân Nga trên sông Vi-
xtuyn và Ni-ê-men để đánh bại ở đó.
Song một vấn đề đáng sợ khác đã tự đặt ra: quân Nga có đơn độc hay
không? Từ tháng 12 năm 1812, tướng Phổ Y-oóc, dưới quyền chỉ huy của
thống chế Mắc-đô-nan (nước Phổ lúc này vẫn là "đồng minh" của Na-pô-
lê-ông) chẳng đã bỗng nhiên chạy sang hàng ngũ quân Nga rồi đó sao.
Đúng là Phri-đrích Vin-hem quá khiếp nhược đã vội vàng không thừa nhận
Y-oóc, nhưng Na-pô-lê-ông cũng biết rằng nếu vua Phổ không đứng về
phía người Nga thì có thể sẽ bị người Nga lật đổ, vả chăng chỉ nội những lý
do chủ quan của mình, Phri-đrích Vin-hem cũng đã lâm vào nguy cơ bị
người Nga lật đổ. Na-pô-lê-ông cũng biết rằng sẽ rất ngu xuẩn nếu không
tính đến việc nước Phổ bị ông áp bức lại không tìm cách thoát khỏi sự đô
hộ của ông ta, một khi quân đội Nga tiến vào nước Phổ.
Cu-tu-dốp phản đối việc kéo dài chiến tranh, không phải chỉ vì ông
thấy không có lý gì để máu của người Nga tiếp tục chảy để giải phóng nước
Phổ và các quốc gia Đức, mà còn vì một lý do đơn giản và hiển nhiên nữa
là Cu-tu-dốp đã nhìn thấy trước những khó khăn ghê gớm do cuộc chiến
tranh với Na-pô-lê-ông đẻ ra, khi mà quân đội Nga yếu hơn về số quân và
đã kiệt sức. Nhưng A-lếch-xan khăng khăng không hòa giải. Ông ta xuất