phát từ nhận định rằng nếu để Na-pô-lê-ông được ngơi một thời gian thì
cũng như để toàn thể châu Âu nằm dưới quyền thống trị của Na-pô-lê-ông
như trước đây và sẽ làm cho sự uy hiếp sông Ni-ê-men trở thành thường
xuyên và không thể nào tránh được. Nhưng nếu quân đội Nga, một khi đã ở
lãnh thổ Phổ, được tăng viện thêm thì rõ ràng là vua Phổ sẽ bị buộc phải
xuất quân đánh hoàng đế Pháp.
Hành động của nước áo cũng chẳng còn làm vừa lòng Na-pô-lê-ông
nữa. Nước áo (với tư cách là "đồng minh" của Na-pô-lê-ông) coi như đã
chiến tranh với Nga từ năm 1812, thì nay, bố vợ Na-pô-lê-ông. Hoàng đế
Phran-xơ và Mét-te-ních,(Mét-te-ních không phải là bố công chúa ma-ri
Lu-i-dơ, nhưng ở đây tác giả gọi chung là bố vợ vì Mét-te-ních là người đã
đứng ra làm môi giới cho cuộc hôn nhân giữa Ma-ri Lu-i-dơ và Na-pô-lê-
ông- N.D.) người đang lãnh đạo đường lối chính trị ở áo, đã ký một "hiệp
định đình chiến" với nước Nga, và tất nhiên là bất chấp những mối quan hệ
thân quyến mới đây, ông hoàng đế nước áo đã coi hoàn cảnh mà chàng rể
ông ta đang lâm phải là một đặc ân không mong mà đến của vận mệnh và
như một bảo đảm cho sự giải phóng nước áo thoát khỏi cái ách khủng khiếp
đã đè nặng lên mình từ trận Va-gram và hòa ước Sơn-brun.
Trong những cảnh ngộ khó khăn như vậy, hoàng đế Pháp đã nhớ đến
cái việc xảy ra năm 1809: sau khi chiếm được thành Rôm, Na-pô-lê-ông đã
cho bắt và đưa giáo hoàng đến Xa-von và năm 1812, trước khi đi Mát-xcơ-
va, Na-pô-lê-ông lại ra lệnh dẫn giáo hoàng từ Xa-von đến Phông-ten-nơ-
blô. Hơn nữa, người ta đã tạo cho mọi người thấy rằng những cảnh binh đi
vây quanh chiếc xe của giáo hoàng không có gì khác hơn là một đội quân
danh dự hộ tống, và trong thời gian giáo hoàng ngụ tại hoàng cung ở
Phông-ten-nơ-blô thì cũng không có gì để có thể nói được rằng giáo hoàng
đã bị giam giữ ở đó: giáo hoàng là khách của hoàng đế. Tuy nhiên, giáo
hoàng đã không ngớt phản kháng việc người ta cướp mất thành Rôm (Na-
pô-lê-ông đã giao Rôm cho đứa con trai mới đẻ của mình, phong làm "Vua
thành Rôm"), cũng như phản kháng việc bị bắt giữ. Trước tình hình như
vậy, ngày 19 tháng 1 năm 1813, Na-pô-lê-ông đã bất thần đến thăm người
tù của mình. Thực tế là cần phải thỏa hiệp bằng cách này hay cách khác với