đế tính đến ngày 5 tháng 4 sẽ có trong tay 7 vạn quân và sẽ cầm đầu đoàn
quân đó tiến về Pa-ri. Sáng ngày 4, Napoleon đi duyệt đội ngũ. hoàng đế
nói: "Hỡi các binh sĩ, quân thù đã chiếm của chúng ta ba biên trấn, chúng
đã tới làm chủ Pa-ri. Phải tống cổ chúng đi! Những tên Pháp gian, những
tên lưu vong, mà xưa kia chúng ta đã nhu nhược không trừng trị, đã cấu kết
với nước Anh và đã trương cờ trắng. Những kẻ hèn hạ đó! Chúng sẽ phải
đền tội một cách thích đáng. chúng ta hãy thề thắng trận hoặc là chết, hãy
thề rửa nhục cho tôi quốc và quân đội chúng ta". Binh sĩ hô lớn: "Xin thề!".
Nhưng sau khi duyệt binh, quay về lâu đài thì ở đó hoàng đế thấy một tình
hình tư tưởng hoàn toàn khác. Các thống chế U-đi-nô, Nây, Măc-đo-nan,
Bec-ti-ê, công tước Bat-xa-nô đứng trước Napoleon với vẻ rầu rĩ lặng lẽ và
không ai dám nói một lời. Napoleon gặng hỏi. Họ trả lời rằng họ không còn
hy vọng chiến thắng nữa, rằng toàn thể nhân dân Pa-ri, không phân biệt
chính kiến, đều run sợ khi biết hoàng đế chuẩn bị công kích quân Liên đã
có ở trong thủ đô; như vậy, cuộc tiến công đó có nghĩa là thủ tiêu dân
chúng và thành phố, bởi vì quân Liên minh tất sẽ đốt cháy Pa-ri để trả thù
cho Mat-xcơ-va trước đây, và sẽ gặp khó khăn trong việc chỉ huy quân lính
chiến đấu giữa cảnh hoang tàn của Pa-ri. "Các người đi ra - Napoleon nói -
tôi sẽ gọi và sẽ nói cho các người rõ ý định của tôi". Hoàng đế chỉ giữ lại
Cô-lanh-cua, Bec-ti-ê và công tước Bat-xa-nô và ông tức tực phàn nàn về
tinh thần do dự và bạc nhượng của các thống chế, về sự thiếu tận tuỵ của họ
đối với hoàng đế. Sau vài phút, hoàng đế tuyên bố với các thống chế rằng
ông sẽ thoái vị, nhường ngôi cho con là chú vua nhỏ thành Rôm, trao quyền
nhiếp chính cho hoàng hậu Ma-ri Lu-i-dơ, và nếu quân Liên minh ưng
thuận ký hoà ước với điều kiện như vậy thì chiến tranh sẽ kết thúc; ông sẽ
cử Cô-lanh-cua đến Pa-ri, mang theo những kiến nghị đó, để thương lượng
với quân Liên minh.
Rồi Napoleon đọc cho các thống chế nghe bản tuyên bố mà ông vừa
mới thảo xong: "Các cường quốc Liên minh đã tuyên bố hoàng đế
Napoleon là trở lực duy nhất cho việc lập lại hoà bình ở Châu Âu; trung
thành với những lời thề của mình, hoàng đế Na. tuyên bố rằng: Vì lợi ích
của Tổ quốc gắn liền với quyền lợi của con hoàng đế, với quyền chấp chính