về người khác, liệu còn thích thú gì nữa mà trị vì? Tôi nghĩ đến nước
Pháp... Chà! Nếu bọn đớn hèn ấy không bỏ tôi, thì chỉ trong bốn tiếng đồng
hồ là tôi sẽ khôi phục được thanh danh, ông hãy tin là thế, bởi vì với vị trí
hiện nay của quân Liên minh, sau lưng chúng là Pa-ri và trước mặt chúng là
tôi chúng nhất định bị tiêu diệt. Để thoát khỏi nguy cơ đó, bọn chúng buộc
phải rút khỏi Pa-ri và sẽ không bao giờ trở lại được nữa. Thằng m,, khốn
khiếp ấy đã phá hoại cái kết quả tốt đẹp đó, nếu không, nhất định là chúng
ta cách để vươn dậy trong khi kéo dài chiến tranh. Tôi được tin rằng ở,
khắp mọi nơi, nông đân vùng Lo-ren, Săm-pa-nhơ, Buốc-gơ-nhơ chọc tiết
những quân địch đi lẻ. Hơn nữa, bọn B,, hiện đã về, có trời biết được cái gì
sẽ đi theo chúng nó. Chúng nó là cái gì? Là hoà bình đối với nước ngoài,
nhưng chiến tranh ở trong ước. Một năm nữa rồi ông thấy bọn chúng sẽ làm
được những gì cho đất nước. Nhưng, bây giờ đây lại cần một cái gì khác
chứ không phải tôi. Tên tuổi, hình ảnh, thanh kiếm của tôi đã gây sợ hãi.
Đành phải chịu. Tôi sẽ gọi các thống chế đến, và ông sẽ thấy bọn họ vui
mừng khi được tôi gỡ cho họ khỏi chỗ bối rối và cho phép họ làm như m,,
mà vẫn giữ trọn được danh dự". Đêm ấy, Na-pô-lê-ông thổ lộ với Cô-lanh-
cua tất cả những điều mà chắc chắn là ông đã ngẫm nghĩ từ lâu; trong đó,
điều nổi bật lên cự kỳ rõ rệt là sự mệt mỏi kinh khủng, chưa từng có của đất
nước đang không sao chịu đựng được nữa cái triều đại đẫm máu, cái trò
nướng sinh mạng không dứt, những cuộc tàn sát rùng rợn, những sự hiến
dâng bao nhiêu thế hệ hy sinh cho mục đích không thể hiểu được. "Tôi
muốn giữ vững cho nước Pháp là một đế quốc hoàn cầu", Na-pô-lê-ông đã
thành thật thú nhận như vậy vào năm 1814; lúc ấy, ông ta không biết rằng
những thế hệ mai sau sẽ được chứng kiến một trường phái những nhà sử
học yêu nước Pháp cố công gắng sức chứng minh rằng Na-pô-lê-ông suốt
đời không đánh ai, mà chỉ là để tự vệ; nếu Na-pô-lê-ông đã đến Viên, Mi-
lan, Ma-drit, Béc-lin, Mát-xcơ-va thì duy nhất chỉ là bảo vệ "biên giới thiên
nhiên" của nước Pháp, và đến sông Mát-xcơ-va là để "bảo vệ" sông Ranh.
Song chính Na-pô-lê-ông lại không nghĩ ra được lời giải thích đó. Như vậy,
n,, còn thành thật hơn nhiều. Ông ta cũng không biết được con số tổng kê
chính xác về các cuộc chiến tranh của mình; mãi mới đây, sau khi tìm kiếm