Chương XVI
Một trăm ngày 1815
Trước khi nói đến câu chuyện về sự kiện dị thường nhất trong cuộc
đời của Na, cần chú ý đến điều sau đây. Sau khi đến đảo En-bơ, trong
những ngày đầu, rõ ràng hoàng đế không còn ý đồ gì nữa, ông ta cho rằng
cuộc đời chính trị của ông đã hết và đã chỉ có ý định viết về lịch sử triều đại
của mình như ông đã hứa hẹn. ít ra đó cũng là ý nghĩ này ra ở Na suốt trong
sáu tháng đầu tiên sống trên đảo. Ông sống yên tĩnh và bình thản. ở những
quận miền nam nước Pháp, khi Na đi qua, bọn bảo hoàng đã tỏ thái độ vô
cùng thù địch và có khi suýt gây nguy hiểm đến tính mạng ông, nhưng rồi
ngày 3 tháng 5 năm 1814, ông đã tới đảo En-bơ. Từ đây, Na sống trên
mảnh đất hiu quạnh, giữa những dân cư xa lạ đã đón người thủ lĩnh mới
của họ với thái độ cung kính nhất. Mùa xuân năm 1811, đúng tròn ba năm
trước ngày Na đặt chân lên đảo En-bơ, Na đã tiếp tướng Vrét-đơ ở cung
điện Tuy-lơ-ri lúc này đang vào giai đoạn chuẩn bị công khai cho chiến
dịch nước Nga-Vrét-đơ đã cung kính đánh bạo dưa ra ý kiến không nên mở
chiến dịch nước Nga, thì Na-pô-lê-ông đột ngột ngắt lời Vrét-đơ rằng "ba
năm nữa, ta sẽ làm bá chủ hoàn cầu".
Sau cuộc gặp gỡ ấy ba năm, "đại đế quốc" sụp đổ, còn Na-pô-lê-ông
trị vì một hòn đảo rộng 223 ki-lô-mét vuông với 3 thị trấn và vài ngàn dân.
Số mệnh đã đưa Na-pô-lê-ông trở về nơi chôn rau cắt rốn: đảo En-bơ cách
đảo Coóc chừng 50 ki-lô-mét. Hồi tháng 4 năm 1814, đảo En-bơ vẫn thuộc
quyền công tước Tô-xcan, một trong những chư hầu ý của Na-pô-lê-ông,
nhưng theo yêu cầu của phe liên minh, công tước đã nhường lại cho ông
hoàng đế thất thế. Na-pô-lê-ông đã đi xem xét lãnh địa xủa ông, tiếp xúc
với nhân dân và hình như có ý định ở lâu dài trên đảo. Thỉnh thoảng gia