toàn bộ quân trang quân dụng. Họ không hề biết lý do chuyến đi cũng như
nơi họ sẽ tới, vì người ta đã không hề nói hé ra, nhưng ngay trước khi bước
chân lên mạn tàu họ cũng đoán ra được, và khi ông hoàng đế cùng ba viên
tướng và vài viên sĩ quan cựu cận vệ ra cảng, họ hoan hỉ đón chào ông. Vừa
từ biệt con, bà Lê-xi-ti-a vừa thổn thức tuyệt vọng. Khi mọi người đều đã
xuống tàu, cái hạm đội bé nhỏ ấy đã nhổ neo vào hồi 7 giờ tối và thuận gió,
lướt về phía bắc. Tàu buồm của người Anh và của hải quân hoàng gia Pháp
thường xuyên đi lại trên hải phận En-bơ, đó là nguy cơ đầu tiên. Một chiến
hạm Pháp đi sát qua, một sĩ quan trên hạm giơ loa cất tiếng hỏi viên thuyền
trưởng của Na-pô-lê-ông: "Ông vĩ nhân ấy có khoẻ không?". "Khoẻ lắm!",
người thuyền trưởng đáp. Và cuộc chạm trán ấy kết thúc. Chiếc chiến hạm
của nhà vua không trông thấy được binh sĩ của Na-pô-lê-ông ẩn kín trong
tàu. May mắn thay, cũng không phải gặp tàu Anh nữa. Cuộc vượt biển kéo
dài gần ba ngày, vì gió đã yếu dần. Ngày 1 tháng 3 năm 1815, hồi ba giờ
chiều, hạm đội vào vịnh Giu-ăng, gần mũi Ăng-típ. Hoàng đế lên bờ và hạ
lệnh cho đổ bộ ngay. Nhân viên đồn hải quan chạy tới và khi nhận ra là Na-
pô-lê-ông, họ đã vẫy mũ và reo hò vang dậy để chào mừng ông hoàng đế.
Na-pô-lê-ông cử Căm-bron và mấy người lính đến Can để kiếm lương binh.
Lương thực được tiếp tế đến ngay. Bỏ lại ở bờ biển bốn khẩu pháo đem từ
Pôc-tô Phe-ra-giô tới, Na-pô-lê-ông dẫn đầu đội quân nhỏ bé của ông tiến
về phía bắc. Ông quyết định đi theo đường núi chạy qua địa phận tỉnh Đô-
phi-nê. Ông cũng đã cho in ở Grát lời tuyên cáo của ông đối với quân đội
và nhân dân Pháp. Không hề kháng cự, Grát và Can đã rơi vào tay Na-pô-
lê-ông. Không nấn ná lại lâu, Na-pô-lê-ông đi qua làng Xéc-mông, rồi qua
Đi-nhơ cà Cáp, tiến thẳng đến Grơ-nốp. Viên chỉ huy quân đội bảo vệ Grơ-
nốp quyết đinh chống cự nhưng, binh sĩ đã thẳng thắn rằng chẳng ai có thể
chĩa súng vào hoàng đế của họ được. Bọn tư sản ở Grơ-nốp lo sợ bối rối,
một số quý tộc bám riết lấy bọn cầm quyền và van lơn họ chốn cự, còn số
khác thì bỏ chạy tán loạn. Ngày 7 tháng 3, hai trung đoàn rưỡi quân chính
qy có cả pháo binh và một trung đoàn khinh kỵ binh được cấp tốc điều đến
Grơ-nốp để chống lại Na-pô-lê-ông. Nhưng hoàng đế đã đến sát thành phố.
Giờ phút hiểm nghèo đã điểm. Không thể đặt vấn đề nghênh chiến với tất