chuyện rắc rối đó sẽ được giải quyết gọn gàng nhanh chóng: cái tên côn đồ
Bô-na-pác ấy quả đã hoàn toàn mất trí, bởi chỉ có kẻ điên mới dám làm liều
như vậy. Nhưng trong khi ấy, cơ quan cảnh sát đã chú ý thấy ở Pa-ri những
triệu chứng nghiêm trọng: những người cách mạng, những người Gia-cô-
banh, những người vô thần, tất cả những người cách mạng hậu sinh từ lâu
đã bị theo dõi và bị quản thúc, nay lại công khai tỏ ra vui mừng và hoan hỉ
khi được tin nhà chuyên chế quay trở về, con người mà khi vừa bước chân
vào sự nghiệp đã bóp chết cách mạng và đã tiếp tục truy nã dai dẳng những
người cách mạng. Và đó là ở Pa-ri người ta còn chưa biết gì về những chủ
trương chính trị mới của Na-pô-lê-ông khi quay trở về cũng như những bài
diễn văn đọc ở Grơ-nốp và cái "tự do" mà ông ta hứa hẹn. Tuy nhiên, ở Pa-
ri lúc ấy cũng đã có sự hoan mang nào đó, đặc biệt là trong giới tư sản giàu
có. Trước hết, họ lo sợ một cuộc chiến tranh mới và sự buôn bán lại suy sụp
lần nữa. Những người theo chủ nghĩa lập hiến tự do thấy rằng nếu Na-pô-
lê-ông thắng lợi thì nền chuyên chế quân phiệt sẽ quay trở lại và cũng chấm
dứt cả các hình thức tham gia chính quyền Buốc-bông mà họ đang hy vọng
chiếm lấy ưu thế. Còn những phần tử bảo hoàng, và riêng bọn lưu vong
cùng trở về nước với bọn Buốc-bông vào năm 1814 thì sợ hãi khủng khiếp.
Bọn chúng hoàn toàn mất trí và chìm đắm trong cơn sợ hãi tột độ, chúng
chờ ngày mất đầu thật, theo đúng nghĩa đen và vật chất của từ ngữ. Rồi đây,
con quỷ ăn thịt người đảo Coóc sẽ làm gì ta? Hình bóng đẫm máu của công
tước Ăng-ghiên ám ảnh bọn Buốc-bông và triều đình chúng. Nhưng dù sao,
ngay lúc ấy nhà vua vẫn không tin rằng sẽ xảy ra tai hoạ ghê gớm. Tin tức
bay về tới tấp xác nhận cuộc tiến công của Na-pô-lê-ông vào Grơ-nốp qua
đường núi. Người ta còn chưa biết được những sự biến xảy ra ở La Muya,
nhưng hiển nhiên là không dám tin cậy vào quân đội nữa. Lúc này đây, các
thống chế và tướng lĩnh vẫn trung thành với nghĩa vụ, các sĩ quan chắc sẽ
chẳng chạy sang phía ông hoàng đế, nhưng binh lính bảo vệ Pa-ri thì đã
chẳng cần giấu giếm nỗi vui sướng của họ. Người ta quyết định cử thông
chế Nây, có lẽ là người được lòng quân đội nhất sau hoàng đế, để chống lại
Na-pô-lê-ông. Hình như Nây là kẻ hoàn toàn thực bụng cộng tác với dòng
họ Buốc-bông; năm 1814, Nây đã ra sức thuyết phục Na-pô-lê-ôngthoái vị