Thời kỳ thứ ba :"Kẻ thoán nghịch tiến vào Grơ-nốp"
Thời kỳ thứ tư :"Bô-na-pác đã chiếm Ly-ong".
Thời kỳ thứ năm :"Na-pô-lê-ông đến gần Phông-ten-nơ-blô".
Thời kỳ thứ sáu:"Đức Hoàng đế hôm nay đang được thủ đô trung
thành của người chờ đón".
Chỉ trong vài ngày mà vẫn những tờ báo ấy, vẫn những cái toà soạn ấy
đã liên tiếp thay đổi giọng lưỡi. Hãy còn một tia hy vọng chẳng mấy chốc
đã tắt ngấm này nữa. ở Pa-ri, người ta biết Na-pô-lê-ông không giữ mình,
thí dụ như khi chiến thắng tiến vào Ly-ông, Na-pô-lê-ông dẫn đầu đoàn tuỳ
tùng và quân đội, cưỡi ngựa đi bước một giữa đôngđảo nhân dân đang hoan
hô chào đón. Nếu cần phải cứu lấy triều đại Buốc-bông thì ngại gì không
cho một nhát dao găm? Và ở Pa-ri những người được chứng kiến nói rằng
:"Nhiều lính kín trà trộn trong dân chúng để tìm một kẻ như "Giắc-Clê-
măng". Người ta hứa thẳng với thích khách rằng sẽ trọng thưởng, vừa đề
cao việc đó rất là hợp pháp, không hề có tội trước pháp luật vì hội nghị
Viện đã công bố Na-pô-lê-ông là kẻ thù của nhân loại và đã đặt Na-pô-lê-
ông ra ngoài vòng pháp luật.
Nhưng trong vài ngày còn lại, người ta không kịp tìm được một tên
Giắc-Clê-măng.
Đêm 19 rạng 20 tháng 3, Na-pô-lê-ông cùng đội tiền vệ đến Phông-
ten-nơ-blô. Hồi 11 giờ đêm ngày 19, nhà vua và tất cả hoàng gia trốn khỏi
Pa-ri, chạy về phía biên giới nước Bỉ.
Ngày 20 tháng 3 năm 1815, hồi 9 giờ đêm, Na-pô-lê-ông tiến vào Pa-
ri.
Bạt ngàn quần chúng đón chờ Na-pô-lê-ông ở cung điện Tuy-lơ-ri, và
khi những tiếng reo hò vang dậy của những dòng thác người xô theo sau xe
của Na-pô-lê-ông từ rất xa vang vọng tới quảng trường mỗi lúc một mạnh
mẽ và dần dần biến thành một thứ tiếng ầm ĩ đầy hoan hỉ thì khối người
đứng nêm quanh cung điện đã ùa đi đón Na-pô-lê-ông.
Bị bao vây tứ phía, chiếc xe không thể tiến thêm được nữa. Kỵ binh hộ
vệ đã uổng công mở đường.