tất cả. Chẳng phải vì lòng kiêng kỵ có một không hai đã rời bỏ Na-po-lê-
ông, mà chắc chắn vì ông đã không chỉ hành động theo sự hiểu biết chủ
quan của ông và vì ông đã nhận thấy sự sâu sắc rằng ông đã hoàn thành tốt
hay xấy sự nghiệp của mình và vai trò của mình đã chấm hết. Mười lăm
tháng trước đây, khi cầm bút để ký bảng thoái vị lần đầu, Na-po-lê-ông đã
bất chợt ngẩng đầu lên và nói với các thống chế: ”Sáng mai, chúng ta tiến
quân và đánh lại chúng nó“. Lúc đó ông cho là vai trò của mình chưa chấm
dứt. Và 3 tháng mới đây vào tháng 3 của cùng năm 1815 này, Na-po-lê-ông
đã làm một việc mà chưa ai từng làm trong lịch sử thế giới- lúc đó, lúc đó
ông còn đầy lòng tin tưởng mình, tin tưởng vào ngôi sao vận mệnh của
mình.
Nhưng giờ đây ngôi sao ấy đã bị tắt đi bất chợt, vĩnh viễn. Sau trận
Oa-téc-lô, không khi nào Na-po-lê-ông tuyệt vọng như đêm 11/4/1814, cái
đêm ông uống thuốc độc. Nhưng ông đã hoàn toàn mất mọi hứng thú hoạt
động, ông chờ đợi kết quả của các biến cố sẽ đến với ông. Ông đã quyết
định phó mặc hết thẩy.
Về đến Pa-ri ngày 21/6, Na-po-lê-ông triệu tập các bộ trưởng. Các-nô
đề nghị yêu cầu hai viện tuyên bố tín nhiệm nền chuyên chính độc tài
nhiệm kỳ của thượng viện và giải tán Hạ nghị viện. Na-po-lê-ông đã từ
chối. Hạ viện liền họp ngay và tuyên bố nhiệm kỳ vĩnh viễn theo đề nghị cả
La-phay-ét, con người mà ta lại thấy xuất hiện như vậy trong lịch sử.
Sau này, Na-po-lê-ông có nói rằng ông chỉ cần nói một tiếng là nhân
dân sẽ đập tan Hạ nghị viện, và số đông các nghị sĩ sống trong thời kỳ ấy
đều xác nhận lời của Na-po-lê-ông. Nhưng nếu như vậy thì hẳn là một lần
nữa Na-po-lê-ông phải đặt La-phay-ét đối địch với ”Ma-ra“, phải đặt năm
1937 đối địch với những người thuộc phái tự do muốn làm sống lại năm
1789, phải đặt giai cấp tư sản với quảng đại quần chúng là những người mà
một phần tư thế kỷ trước đây đã cứu vãn nước Pháp thoát khỏi Châu Âu
quân chủ chuyên chế. Trước cũng như sau Oa-téc-lô, chẳng bao giờ Na-po-
lê-ông muốn đi tới cực đoan như vậy.
Ngày 21, 22, 23 tháng 6, những tin tức lạ lùng nhất từ những khu
ngoại ô thợ thuyền liên tiếp bay tới: ở những nơi đó, quần chúng tập trung