Tối 22, khi được tin Na-po-lê-ông đi Man-me-dông và ông đã nhất
quyết thoái vị thì các đám đông dần dần giải tán.
Tình trạng tư tưởng của một bộ phận trong số thợ thuyền đã tham gia
các cuộc biểu tình ấy được bộc lộ một phần qua cái thực tế là ngoài số nhân
dân lao động ở chính thủ đô, thường thường trong mùa hè còn có thêm
hàng ngàn thợ xây từ các tỉnh kéo đến thủ đô để xây dựng nhà cửa và
đường phố. Họ là thợ đẻo đá, thợ mộc, thợ khoá, thợ sơn, thợ lợp, thợ thảm,
thợ móng,v.v... So với công nhân ở Pa-ri thì những người công nhân làm có
vụ ấy gắn bó với nông thôn- nơi mà từ đó họ ra đi- nhiều hơn. Vừa là nông
dân vừa là công nhân nên họ càng căm ghét dòng họ nhà Buốc-bông hơn và
họ coi Na-po-lê-ông là người bảo vệ họ chống lại dòng họ Buốc-bông ngóc
đầu dậy. Những người ăn mặc sang trọng không chịu hô theo quần chúng:
”Không được thoái vị“ đã bị họ nghi là ”quý tộc“ và đã bị họ hành hung chí
tử, bỏ mặc cho chết ngoài đường phố.
Quần chúng nhân dân liên tiếp tụ tập hết cuộc này đến cuộc khác.
Một người đã chứng kiến biến cố xảy ra Pa-ri, đã viết: ”Chưa bao giờ nhân
dân, những người phải đem xương máu ra chiến đấu, lại đã tỏ ra gắn bó với
hoàng đế đến như vậy“. Tình hình ấy đã diễn ra không phải chỉ trước khi
thoái vị, và cả những ngày 23, 24, 25 tháng 6, các đám đông hàng vạn quần
chúng vẫn tiếp tục biểu tình phản đối cái sự việc đã rồi ấy.
Ngày 28/6, hoàng đế rời Man-me-dông để đi ra bờ biển Đại Tây
Dương, ông quyết định sẽ đáp tầu buồm từ bến Rô-sơ-pho để sang Châu
Mỹ. Theo lệnh của Bộ Hải quân, hai chiếc tàu đã được làm cho hoàng đế.
Hồi 8 giờ sáng ngày 3/7, khi Na-po-lê-ông đến Rô-dơ-pho thì các tàu buồm
đã sẵn sàng ra khơi, nhưng không thể rời bến được vì có một hạm đội Anh
đang bao vây chặt bờ biển. Na-po-lê-ông đã chờ đợi. Đương nhiên là ông
lần lữa ngày này qua ngày khác. Giới văn học lãng mạn thời kỳ 1830 đã
cho rằng ”trong các vinh quang củ hoàng đế còn thiếu cái anh hùng tuần
tiết“, cho rằng thiên truyền kỳ của hoàng đế ắt đã không hoàn chỉnh và vĩ
đại đến thế nếu như nói không được khắc mãi mãi vào tâm chí người đời
bằng hình ảnh của một vị thần Prô-mê-tê mới bị xiên vào núi đá và cho
rằng Na-po-lê-ông đã rất hiểu điều đó nên ông đã không muốn để cho thiên