đông đảo, họ lớn tiếng và kiên quyết phản đối việc hoàng đế thoái vị , yêu
cầu tiếp tục đấu tranh chống quân xâm lược.
Suốt ngày 21/6, suốt đêm 21, 22 và suốt ngày hôm sau, các đoàn biểu
tình tuần hành trong các khu ngoại ô Xanh ăng-toan, Xanh Mác-xen và khu
ngoại ô Tăng-plơ, với những tiếng hò la : Hoàng đế muôn năm!“ Đả đảo
quân phản bội! Hoàng đế hay là chết! Không thoái vị! Hoàn đế! Vũ trang!
Đả đảo Hạ nghị viện!“ Nhưng Na-po-lê-ông đã không muốn chiến đấu và
làm vua nữa rồi.
ở Pa-ri, bọn tài chủ hốt hoảng, những hội viên của cơ quan thương
mại, những chủ nhà băng đều nhóm mật với nhau, một bầu không khí
khủng khiếp không sao tả xiết trìm lên thị trường chứng khoán. Na-po-lê-
ông có thể nhìn thấy rõ được rằng giai cấp tư sản đã bỏ rơi ông, đối với họ
ông không còn tác dụng gì nữa và hình như còn nguy hiểm.
Bị phản bội bởi chính giai cấp mà ông đã dựa vào trong suốt triều đại
của ông, ông đã dứt khoát từ chối không theo đuổi cuộc chiến đấu nữa.
Ngày 22/6, Na-po-lê-ông thoái vị lần thứ hai, nhường ngôi cho chú
vua nhỏ thành Rôm- chú đã cùng với mẹ ở với ông ngoại là Hoàng đế
Phran-xơ từ mùa xuân năm 1814. Nhưng lần này, Na-po-lê-ông không thể
hy vọng rằng các cường quốc sẽ ưng thuận gạt bỏ bọn Buốc-bông để chấp
nhận con trai ông.
Một khối quần chúng khổng lồ tụ tập quanh điện Ê-li-dê, nơi Na-po-
lê-ông ở sau khi rời quân đội trở về.
Họ hô lớn: ”Không thoái vị! Hoàng đế muôn năm!“. Họ làm náo động
đến nỗi tầng lớp tư sản ở trong trung tâm thành phố rất lo sợ rằng sẽ nổ ra
một cuộc cách mạng, ám ảnh của một cuộc cách mạng và thậm chí một
cuộc cách mạng có thể đưa Na-po-lê-ông lên làm độc tài bắt đầu bám chặt
lấy mọi tâm chí, kể cả bọn buôn bạc kếch xù, và làm bọn họ sợ hải. Nhưng
khi tin Na-po-lê-ông thoái vụ vừa mới lan ra thì tiền lợi tức ngân khố nhà
nước tăng vọt lên: giai cấp tư sản vui lòng cam chịu để quân Anh, Phổ, áo
và Nga nay mai tiến vào thủ đô hơn là để cho các khu ngoại ô thợ thuyền,
những người muốn kháng chiến chống xâm lược, hình như đã bắt đầu tiến
vào vũ đài chính trị.