trên. Na-po-lê-ông lại muốn chết ở Dre-xden hay tốt hơn nữa, ở Oa-téc-
lô;Na-po-lê-ông tự hào nhắc lại giai đoạn Một Trăm Ngày và lòng tin yêu
của nhân dân đối với cá nhân ông khi ông đổ bộ lên vịnh Giu-ăng và sau
trận Oa-tec-lô.
Na-po-lê-ông tiếc mãi việc bỏ Ai-cập và việc lui quân từ Xi-ri về, sau
khi không vây Xanh Giang -crơ, vào năm 1799. Theo ý Na-po-lê-ông đáng
lẽ phải ở lại Phương Đông, chinh phục nước A-rập, ấn Độ, làm hoàng đế
Phương Đông chứ không phải là phương Tây. ”Nếu tôi hạ thành A-crơ thì
tôi đã tới vùng Công-xtăng-ti-nốp và nước ấn Độ“. Na-po-lê-ông nhắc lại
rằng ai chiếm được Ai-cập sẽ làm chủ được ấn Độ (ta nên chú ý là điều này
hoàn toàn nhất trí với chiến lược hiện đại). Về việc người Anh thống trị
nước ấn Độ, Na-po-lê-ông nói rằng ông chỉ cần đưa đến đó một dúm người
là đã có thể tống cổ được người Anh. Na-po-lê-ông thường nói nhiều đến
trận Oa-tec-lô, và cho răng nếu không xảy ra những sự bất ngờ không thể
như Béc-xi-e, Lan-nơ ( đã chết trong những chiến dịch trước), nếu có Muy-
ra thì trận đánh đã kết thúc khác. Mỗi khi nghĩ đến thắng lợi của trận đánh
cuối cùng ấy lại thuộc về người Anh, Na-po-lê-ông lấy làm vô cùng buồn
bực.
Việc xâm chiếm Tây Ban Nha dã là sai lầm đầu tiên của ông (”cái ung
thư Tây Ban Nha“) và khi nói đến ”sự hiểu lầm“ đã đưa ông tiến vào Mát-
xcơ-va thì, hồi ấy chưa thật nghiêm khắc với mình, song ông cũng nhận ra
chiến dịch nước Nga là sao lầm thứ hai, nặng nề, tạo hoạ hơn cả chiến dịch
Tây Ban Nha. Nhưng không phải Na-po-lê-ông chỉ nhận trách nhiệm của
mình đến như vậy mà thôi, ông còn cho rằng năm 1812, đến Đre-xđen, khi
nhận được Béc-na-đốt -lúc đó đã trở thành thái tử nước Thuỵ Điển- không
có ý giúp mình đánh bại nước Nga, và nhà vua Thổ Nhĩ Kỳ và ký hoà ước
với Nga, thì đáng lẽ ông phải bỏ cuộc xâm lăng. Khi vào Mát-xcơ-va đáng
lẽ phải rút ngay khỏi và dượt theo Cu-tu-dốp để tiêu diệt quân Nga. ”Cuộc
chiến tranh đau đớn ấy với nước Nga đã đến với tôi do sự sai lầm; cái thuỷ
thổ ác nghiệt ấy đã tàn phá cả một đạo quân...Rồi thì, cả thế giới chống lại
tôi...Tôi đã chống cự lâu dài được như vậy, đã nhiều lần tôi tức khắc ấy một
cách oai hùng hơn bao giờ hết, phải chăng đó là một điều kỳ diệu?“.