Na-po-lê-ông còn cho rằng khi ở Tin-dít ông đã không xoá bỏ nước
Phổ trên bản đồ thế giới cũng là một sai lầm. Na-po-lê-ông cũng thú nhận
rằng năm 1809 ông đã muốn thủ tiêu nước áo, nhưng trận thất vì thế sau
trận Va-gram, mặc dầu nước áo đã bị tổn thất vô cùng nặng nề, nó vẫn tiếp
tục tồn tại.
Na-po-lê-ông nhiều lần nhắc đến cái chết của công tước ăng-ghen, tỏ
ra không mảy may hối hận về việc đó nếu phải làm lại. Cũng không phải là
không bổ ích khi nhận xét rằng cuộc tàn sát khủng khiếp- đã diễn ra trên
chiến trường Châu Âu ròng rã hai mươi năm mà chính Na-po-lê-ông cho
rằng ông đã đóng vai trò quyết định- đã không hề bao giờ gợi cho Na-po-
lê-ông một chút u sầu, một cảm giác nặng nề và tâm hồn buồn bã, dù rằng
đã thoáng qua chốc lát. Rõ ràng Na-po-lê-ông thèm khát xâm chiếm, song
trước hết là ”lòng quá say mê chiến tranh“ đã chiếm lĩnh con người Na-po-
lê-ông.
Cô bé Bét-xi Ban-cơm, con một nhà thầu khoáng người Anh sinh cơ
lập nghiệp ở đảo, được Na-po-lê-ông đặc biệt chú ý- muốn dậy cô bé tiếng
Pháp, cô bé được ra vào nơi hoàng đế ở, được phép trò chuyện với Hoàng
đế. Và sau khi đã quen dạn, có lần Bét-xi và Lết-gy, bạn của cô bé đã hỏi
rằng có thật Na-po-lê-ông ăn thịt người không- chả vì lũ trẻ được nghe
người ta nói vậy ở Anh- hoàng đế phá lên cười, nói rằng có ăn thịt người
thật và vẫn sống bằng cách ấy ...Na-po-lê-ông khuây khoả khi các cô bé
hoàn toàn nghĩ theo nghĩa đen của cái danh từ mà người lớn dùng để gọi
mình: Con quỷ sứ đảo Coóc. Những tiếng đó với nghĩa bóng của chúng, đã
đến tai Na-po-lê-ông từ lâu trước kho quen cô bé Ban-cơm và chỉ làm cho
Na-po-lê-ông nhún vai khinh bỉ.
Au khi li dị Giô-dê-phin, sau cái chết của Lan-nơ ở ét-xlin và Đuy-rốc
ở Gớơc-lít, ở đời chỉ còn một người được Na-po-lê-ông yêu dấu, đứa con
trai ông, vua thành Rôm, từ năm 1814 sống với mẹ là Ma-ri Lu-i-dơ, với
những thời gian đầu ở đảo Hê-len, Na-po-lê-ông tỏ ra tin tưởng rằng con
mình sẽ trị vì, bởi từ này trở đi, ở Pháp người ta chỉ có thể dựa vào ”quần
chúng“ ”bình dân“. Và triều đại bình dân đó chỉ có thể là triều đại của
dòng họ Bô-na-phác, do nhân dân bầu cử.