Theo Ang-ghen, Na-po-lê-ông đã vượt xa vô cùng các vịi tiền bối của
ông và các tưỡng lĩnh cận đại đã học cách dùng binh của ông, đã cố gắng
bắt trước ông trong một nghệ thuật có như vậy: ”... công lao bất diệt của
Na-po-lê-ông chủ yếu là ở chỗ đã tìm ra được cách sử dụng- những khối
lớn quần chúng đã vũ trang mà những khối lớn ấy thì chỉ nhờ có cách mạng
mời có thể xuất hiện được. Chiến lược và chiến thuật ấy đã được tướng lĩnh
đương thời không có một ai có thể vượt nổi ông và họ chỉ có thể cố gắng
bắt chước ông trong các cuộc hành binh rực rỡ nhất và may mắn nhất của
họ mà thôi“.
Khi nghiên cứu những sự cải tiến trong nghệ thuật chiến tranh của
Na-po-lê-ông, Ang-ghen đã coi hai yếu tố sau đây là hai ”cái trục“ trong
phương pháp quân sự của Na-po-lê-ông: ”... Sự tập trung quy mô lớn
những phương tiện tiến công: ngựa, pháo, và túnh cơ động của toàn bộ máy
tiến công ấy“.
Ang-ghen nhìn thấy ở Na-po-lê-ông môt người chỉ huy vĩ đại, ngay
trong những chiến dịch mà Na-po-lê-ông đã bị thất bại. ”Trong số những
cuộc hành binh phòng ngự và những trận tiến công trực tiếp tiến hành trong
những chiến dịch hoàn toàn nhằm mục đích phòng ngự, phải kể đến hai bài
học đặc sắc nhất trong chiến dịch kỳ lạ nhất của Na-po-lê-ông bằng việc
Na-po-lê-ông bị đầy ra đảo En-bơ, và chiến dịch năm 1815 chấm dứt bằng
trận thất bại Oa-téc-lô và Pa-ri đầu hàng. Trong quá trình hai chiến dịch đó,
với những hành động nhằm mục đích hoàn toàn phòng ngự, viên tướng
tổng chỉ huy ấy đã tiến công kẻ địch trên khắp các vị trí mỗi khi gặp thời cơ
thuận lợi; tuy lực lương luôn luôn ít hơn kẻ địch một cách rõ rệt nhưng,
mỗi lần xuất trận, Na-po-lê-ông đã thất bại trong hai chiến dịch năm 1814
và năm 1815 là do những nguyên nhân ”hoàn toàn độc lập“ với những kế
hoạch tác chiến, với phương pháp thực hiện các kế hoạch đó của ông,
nhưng nhất là vì quân số các lực lượng vũ trang đánh vào một quốc gia đã
bị kiệt quệ bởi những cuộc chiến tranh liên tiếp trong suốt một phần tư thế
kỷ“.
Ang-ghen nói: ”Trận Au-xtéc-lít được coi là một trong những chiến
thắng lớn nhất của Na-po-lê-ông và là bằng chứng không thể bác bỏ được