quyền chỉ huy của ông tỏ ra, theo lời của ông ta, mạnh hơn đối phương
”vào lúc đã định và ở nơi đã định“.
Na-po-lê-ông thông thạo bản đồ và biết cách sử dụng bản đồ giỏi hơn
ai hết, vượt cả tham mưu trưởng của nhà mình là nhà bản đồ nôỉ tiếng Béc-
ti-ê, cũng vượt cả các bậc danh tướng trước trong lịch sử và, tuy vậy, Na-
po-lê-ông không bao giờ bị nô lệ vào bản đồ; khi mắt ông ta rời khỏi bản
đồ và khi ông ta ra chiến trường là ông ta kích thích bộ đội bằng những lời
tung đội khổng lồ, hơn nữa ông ta còn đứng ở vị trí cuả mình, vị trí hàng
đầu và đã không có một ai có thể so sánh với ông được. Cho đến tận ngày
nay, những mệnh lệnh, thư từ, của Na-po-lê-ông gửi cho các thống chế và
một vài câu châm ngôn của Na-po-lê-ông vẫn còn giá trị như nhữn bản khái
luận cơ bản về nhữGr-nốp vấn đề về công sự, về pháo binh, về tổ chức hậu
phương, về tiến quân đánh vào sườn, về hành binh bao vây trận địa quân
địch và về nhiều vấn đề hết sức khác nhau của nghệ thuật quân sự.
Có lẽ ngoài A-lếch-xan Ma-xê-doan ra thì sự thật là không có một vị
tướng nổi tiếng nào lại ở vào hoàn cảnh thuận lơị như Na-po-lê-ông:
Không những Na-po-lê-ông đã hợp nhất vào trong tay ông quyền hành của
một vị đế vương chuyên chế với quyền hành của một vị tổng tư lệnh, mà
ông còn trị vì trên vùng trù phú nhất của thế giới. Trong những bước đầu
tiên của mình, Xê-da đã tiến hành chiến tranh khá lâu dài dưới danh nghĩa
là tổng tư lệnh, được Thượng nghị viện, cơ quan điều khiển nhà nước, cấp
cho những phương tiện để chinh phục một tỉnh mới và trong những năm
cuối cùng của đời ông, Xê-da lại đã tiến hành một cuộc chiến tranh dài và
ác liệt chống lại quân đội của phe đối lập. Không bao giờ Xê-da lại đã tiến
hành một cuộc chiến tranh. An-ni-ban là một tướng tổng tư lệnh phụ thuộc
vào ý muốn của cái thượng nghị viện keo kiệt và xảo trá của một nước
cộng hoà buôn bán. Tuy-ren và Công-đê thị bị lệ thuộc vào nhữn sở thích
nhất thời của điều đình Pháp. Xu-vô-rốp thì thoạt đầu lệ thuộc vào hoàng
hậu Ca-tơ-rin, con người chẳng ưa gì Xu-vô-rốp, sau đó thì lệ thuộc vào
Pôn đệ nhất, một con người gàn dở, cuối cùng là lệ thuộc vào Pháp đình tối
cao của đế quốc áo. Đúng là Guy-xta A-đon-phơ, Sác-lơ XII, Phri-drích đệ