nhị đều là những vị đế vương chuyên chế nhưng họ trị vì những nước bé
nhỏ, nghèo nàn nguồn nhân tài vật lực có hạn.
Còn như Na-po-lê-ông thì chỉ những chiến dịch đầu tiên (ở Tu-lông, ở
ý, ở Ai-cập, ở Xi-ri) mới bị đặt dưới quyền một chính phủ mà ngay hồi đó
ông đã không phục tùng; song từ năm 1799 trở đi, Na-po-lê-ông đã trở
thành chúa tể chuyến chế của nước Pháp, cũng như của tất cả các nước đã
bị ông trinh phục một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và trong số đó có một số
nước đã có một nền kinh tế tiên tiến nhất lục địa, như ngoài bản thân nước
Pháp ra, còn có nước Hà Lan và nước Đức Rên-nan. Sau ngày 18 tháng
Sương mù, Na-po-lê-ông đã trị vì chuyên chế sau suốt 15 năm liền, còn
Giun-xê-da, sau khi vượt sông Ru-bi-côn, đã chỉ nắm được quyền lực tối
cao trong khoảng năm năm, nhưng đã mất hai năm đầu vào cuộc nội chiến
và chính nó đã nghiến nát vụn lực lượng của đế quốc La Mã.
Để thực thành thiên tài quân sự của mình, Na-po-lê-ông có trong tay
nhiều nguồn lực vật chất, nhiều thời gian, nhiều điều kiện hơn bất cứ một vị
tiền bối nào về nghệ thuật chiến tranh của ông. Cũng không cần bàn cãi về
vấn đề thiên tài của Na-po-lê-ông đã tỏ ra lỗi lạc hơn bất cứ một ai trong số
những người ấy.
Na-po-lê-ông có tài làm cho những câu nói trở thành độc đáo; để xác
định toàn bộ những đức tính cần thiết của một người tướng tài, Na-po-lê-
ông nói rằng: ”Bề cao và bề nằm phải bằng nhau“: ông ta hiểu ”Bề nằm“ là
phẩm chất của con người, là lòng quả cảm, lòng can đảm, tính quả quyết,
và ”bề cao“ là tài trí, là những đức tính về trí tuệ. Nếu cốt cách mạng hơn
tài trí, người tướng sẽ bị lôi cuốn ra ngoài mức cần thiết, nếu quân đội
không đành tâm chịu thất bại trước: Na-po-lê-ông cho rằng một viên tổng
tư lệnh tồi còn hơn là hai viên tổng tư lệnh giỏi. Và nếu trừ trận vây thành
Tu-lông năm 1793 ra, thì chưa trận nào Na-po-lê-ông chia sẻ quyền chỉ huy
và cũng không phải phục tùng một cấp trên nào.
Chúng ta sẽ chỉ dừng lại ở một vài đặc điểm.
Na-po-lê-ông phá bỏ tệ sùng bái bạch binh rất phổ biến thời Xu-vô-
rốp, mặc dầu chính Xu-vô-rốp chẳng hề phủ nhận tầm quan trọng của pháo
binh. ”Ngày nay, các trận đánh được quyết định bằng hoả lực, không phải