ở chỗ ông ta lao lên cầu ác-Côn với lá cờ trong tay hay ở chỗ phơi mình
trong hàng bao nhiêu giờ liền dưới làn pháo đại của quân Nga ở bãi nghĩa
địa Ai-lau, mà ở chỗ đó mình hoàn toàn gánh lấy trách nhiệm nào quan
trọng nhất và nặng nề nhất, đó là trách nhiệm hạ quyết tâm. Người thắng lợi
không phải là người đã vạch ra kế hoạch tác chiến hoặc đã tìm thấy giải
pháp cần thiết, mà là người nhận lấy về phần mình trách nhiệm thi hành.
Tất cả các nhà bình luận quân sự đều cho rằng Na-po-lê-ông là một
nhà chiến thuật đại tài- nghĩa là trong nghệ thuật chiến thắng- và một nhà
ngoại giao đại tài- nghĩa là trong nghệ thuật buộc kẻ địch bại trận phải hoàn
toàn phục tùng ý muốn của ông ta, nghĩa là không phải chỉ ông ta đè bẹp
tinh thần và khả năng để kháng của bên địch, mà còn bức bách bên địch
phải thừa nhận như vậy khi hạ bút ký nhằm tiêu diệt những kẻ trốn chạy.
Khi Muy-ra ã hoàn thành nhiệm vụ, thì để chuyển biến trận đánh bằng
thắng lợi của toàn bộ cuộc chiến tranh, lúc đó vấn đề là tiếp tục và hoàn
toàn thành cuộc truy kích quân sự ”trên bàn cờ“ mà quân cờ là những công
thức và những yêu sách ngoại giao.
Mỗi khi bắt đầu một cuộc chiến tranh, Na-po-lê-ông luôn luôn cố
gắng quỵ kẻ địch một cách mau chóng nhất bằng một đòn khủng khiếp và
nhanh như chớp, rồi bức kẻ địch phải cầu hoà.
Điều đó đã cho phép Clau-dơ-vít định nghĩa quan niệm chỉ đạp chiến
tranh của Na-po-lê-ông là một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử
và đã đưa chiến tranh tới gần ”mức hoàn chỉnh của nó“. Clau-dơ-vít viết:
”.... Kể từ thời Bô-na-pác thì chiến tranh, trước hết hãy đứng về một pháo
mà xét- phía người Pháp trong quá trình chống ngoại xâm- rồi đứng về phía
khác- phía các dân tộc chống Na-po-lê-ông, đã trở thành công việc của toàn
dân. Nó đã mang một tính chất khác hẳn, hoặc nói một cách khác hơn,
chiến tranh đã tiến lại rất gần thực chất của nó, sự hoàn chỉnh tuyệt đối của
nó. Do sự phát triển của các phương tiện chiến tranh, của những viễn cảnh
rộng lớn mở rộng ra một khi chiến thắng và của sự thức tỉnh tinh thần
mạnh mẽ của con người, nên trí lực dành vào việc chỉ đạo chiến tranh đã
tiến triển đến cao độ. Tiêu diệt kẻ địch đã trở thành mục đích của các cuộc
hành binh; ngừng lại và đi vào đàm phán chỉ có thể tiến hành được khi kẻ