địch đã bị đánh bại và không còn đủ sức chiến đấu“. Khi nghiên cứu vấn
đề ”tầm cỡ những mục đích chính trị của chiến tranh và cường độ của
chiến tranh“, Clau-dơ-vít đã có dự đánh giá sâu sắc, tuy nhiên cần phải bổ
sung bằng cách lưu ý rằng chính Na-po-lê-ông đã phân biệt thành hai loại
chiến tranh (tiến công và phòng ngự), nhưng ông vạch cho nó một ranh giới
rõ rệt, mà tuỷ theo tính chất của mỗi cuộc chiến tranh xâm lược... Mọi cuộc
chiến tranh tiến hành theo quy tắc của nghệ thuật đều là những cuộc chiến
tranh tiến hành theo đúng phương pháp. Chiến tranh phòng ngự không loại
trừ tiến công khong loại trừ phòng ngự, dẫu rằng mục đích của nó là chọc
thủng biên giới để xâm lược đất nước của kẻ địch“.
Sau khi đã nhận xét vắn tắt những chiến dịch của các bậc tưỡng lĩnh
lỗi lạc nhất, Na-po-lê-ông thấy ông cần thiết phải nói bất kỳ điều gì về
những cái thường được mệnh danh là một ngôn phái của nghệ thuật chiến
tranh. Tuy nhiên, cũng như tất cả các nhà quân sự lớn, ông ta cũng đã ra
sức đánh bại và tiêu diệt đối phương.
Quan điểm của Clau-dơ-vít mà chúng tôi vừa dẫn là đặc biệt của
riêng ông: người ta không hề tìm thấy quan điểm đó ở Giô-mi-ni chẳng
hạn. Về vấn đề này mặc dầu ăng-ghen thừa nhận nhữGr-nốp ưu điểm lớn
của các tác phẩm của Clau-dơ-vít, nhưng người ta lại thích nghiên cứu về
Na-po-lê-ông của Giô-dép Vai-dơ-mai-e (ngày 12/4/1853): ”Chung qui,
Giô-mi-ni vẫn là nhà sử học khá nhất của chúng (cảu các chiến dịch của
Na-po-lê-ông), và tuy rằng có đôi điểm đặc sắc, nhưng cái thiên tài tự nhiên
ấy của Clau-dơ-vít vẫn không làm tôi thoả mãn chút nào“!.
Na-po-lê-ông hiềm ghét những người Gia-cô-banh, đối xử tàn tệ với
họ, còn họ chỉ muốn khuyếch trương thành quả của cách mạng.
Sự bảo vệ tài sản, tất cả mọi tài sản, trong đó có cả tài sản của nông
dân lớp trung sản và tiểu sản- tầng lớp phát triển rộng rãi dưới thời cách
mạng- đã trở thành một trong những viên đá nền tảng trong chính sách đối
nội của Na-po-lê-ông, mặc dầu, như Mác đã nhận định trong cuốn Gia đình
thần thánh, Na-po-lê-ông đã làm cho quyền lợi của mọi tầng lớp trong giai
cấp tư sản phải phục tùng quyền lợi của đế chế. Đối với Na-po-lê-ông
những người dân ”không tài sản“, thí dụ như: thợ thuyền ở Pari, ở Ly-ông,