pác, luôn luôn xin dành cho mình một chút địa vị trong chế độ sắp tới, càng
cao và càng vững vàng càng hay.
Nhưng Bô-na-pác lại liệt ngay Ba-ra vào hạng người không thể dùng
được. Không phải tại Ba-ra vô dụng: khó mà có được nhiều nhà chính trị
thông minh, táo bạo, tinh tế, nhìn xa hiểu rộng, nhất là lại có địa vị cao như
vậy; nếu bỏ đi thì thật rất đáng tiếc, nhưng phẩm cách cá nhân của Ba-ra đã
làm cho hắn thành con người không thể dùng được. Con người này không
những đã làm cho người ta ghét mà còn làm cho người ta khinh. Những vụ
ăn cắp trắng trợn, những hành động xấu xa phơi ra trước mắt mọi người;
những việc làm ám muội của Ba-ra với những tên nhà thầu và những tên
đầu cơ, những trò dâm đãng miên man của hắn không ngừng diễn ra trước
mắt đông đảo quần chúng đang đói khổ khủng khiếp, tất cả những điều đó
đã làm cho cái tên Ba-ra trở thành tượng trưng cho sự thối nát, sự xấu xa,
sự tan rã của chế độ đốc chính.
Trái lại, Bô-na-pác đã chú ý nhiều đến Xi-ay-ét ngay từ buổi đầu. Thanh
danh Xi-ay-ét tốt hơn, và với danh nghĩa là một vị đốc chính thì khi đứng
về phái Bô-na-pác, Xi-ay-ét có thể khoác lên cho toàn bộ công việc một cái
có thể gọi là "hình thức hợp pháp". Na-pô-lê-ông tạm thời giữ gìn để Xi-ay-
ét khỏi hiểu lầm, với Ba-ra cũng vậy, và lại càng vui lòng đối đãi tử tế với
Xi-ay-ét hơn vì sau khi đảo chính rồi hắn cũng còn có tác dụng trong một
thời gian nào đó nữa.
Vào hồi ấy, có hai người đến yết kiến Na-pô-lê-ông mà người đời sau
phải gắn liền tên tuổi của họ vào sự nghiệp của Na-pô-lê-ông: đó là Tan-
lây-răng và Phu-sê. Bô-na-pác biết Tan-lây-răng từ lâu và coi là một tên ăn
cắp, một viên chức không làm tròn nhiệm vụ, một tên cơ hội trơ tráo nhưng
rất thông minh. ắt hẳn Tan-lây-răng sẽ bán tất cả những gì mà hắn có thể
bán được với điều kiện duy nhất là có người mua, Bô-na-pác không nghi
ngờ gì điều đó cả; và Bô-na-pác thấy rõ hiện nay không Tan-lây-răng bán
Bô-na-pác cho các vị đốc chính, mà trái lại, Tan-lây-răng sẽ bán Viện Đốc
chính cho Bô-na-pác, mặc dù vừa mới đây xong hắn còn là bộ trưởng ngoại