gia đình không còn cách sống. Không thể trông mong được mấy vào người
anh cả Giô-dép, một người bất lực và lười biếng, cậu học sinh sĩ quan 16
tuổi phải đứng ra chăm sóc mẹ và các em trai, em gái của mình. Sau một
năm học ở trường võ bị Pa-ri, ngày 30 tháng 10 năm 1785, Na-pô-lê-ông
nhập ngũ, mang cấp hiệu thiếu uý và nhận công tác ở một trung đoàn đóng
ở Va-lăng-xơ.
ở Va-lăng-xơ, viên sĩ quan trẻ tuổi ấy sống một cuộc sống khó khăn.
Hàng tháng, Na-pô-lê-ông gửi về cho mẹ gần hết số lương chỉ giữ lại đủ để
trả tiền những bữa ăn đạm bạc của mình và không vui chơi giải trí gì. Trong
ngôi nhà Na-pô-lê-ông thuê được một căn buồng, có một cửa hàng nhỏ bán
sách cũ. Na-pô-lê-ông đã dành tất cả thời gian rỗi rãi của mình vào việc đọc
sách do người chủ hiệu cho mượn. Na-pô-lê-ông không thích giao du, vả lại
Na-pô-lê-ông ăn mặc quá tồi tàn đến nỗi không muốn và cũng không thể có
một cuộc sống xã giao tối thiểu. Na-pô-lê-ông say mê đọc sách chưa từng
thấy, khi đọc ông ghi chép và viết những ý kiến phân tích của mình dày đặc
cả sổ tay.
Trước hết, Na-pô-lê-ông thích đọc các tác phẩm lịch sử quân sự, sách toán
học, địa lý và các sách tả cuộc du lịch. Na-pô-lê-ông cũng đọc cả sách triết
học. Chính vào thời kỳ này Na-pô-lê-ông bắt đầu nghiên cứu những tác giả
cổ điển của Thế kỷ ánh sáng: Vonte 3,Rút xô , Đa-lăm-be, Ma-bơ-li và
Ray-nan.
Thật khó mà xác định được vào thời kỳ nào thì xuất hiện ở Na-pô-lê-
ông những dấu hiệu đầu tiên của lòng căm ghét đối với những nhà tư tưởng
của cuộc cách mạng tư sản và thứ triết học rất đặc biệt của Na-pô-lê-ông.
Dù sao, lúc này, người trung uý phó 16 tuổi vẫn học nhiều hơn là phê phán.
Và đây nữa cũng là một điểm cơ bản của tinh thần Na-pô-lê-ông: thời thanh
niên, khi đọc sách cũng như khi tiếp xúc với người mới quen biết, Na-pô-
lê-ông đều khao khát và nóng lòng muốn được hấp thụ nhanh chóng và đầy
đủ những điều mà mình chưa biết tới, những điều có thể góp phần bồi
dưỡng tinh thần cho bản thân mình.
Na-pô-lê-ông cũng đọc các tác phẩm văn học bằng văn xuôi, văn vần;
say mê cuốn tiểu thuyết Véc-te và một vài tác phẩm khác của Gớt: đọc cả