được sống trong không khí đầm ấm, hạnh phúc thể hiện đầy rẫy trên các bộ
phim truyền hình Nhật Bản hiện nay.
***
Tên gọi, đặc biệt là biệt danh giữ vai trò rất quan trọng trong tác phẩm. Tên
thật của cậu chủ không hề được đề cập đến. Một nhân vật có tên mang ý
nghĩa rất tượng trưng chính là người vú già Kiyo (Thanh cao). Phong cách
mộc mạc, chân thật cùng sự hy sinh tận tụy của bà đối với cậu chủ là biểu
trưng cho các giá trị trong xã hội phong kiến mà bà được sinh ra và lớn lên,
mang ý nghĩa hoàn toàn đối nghịch với những thay đổi hiển nhiên cùng
những tham vọng xấu xa trong xã hội đương thời.
Các biệt danh cậu ấm đặt cho mỗi đồng nghiệp của mình ở trường cũng là
điểm nổi bật, tạo nên hình tượng rất dễ nhớ với độc giả Nhật Bản. Họ vui vẻ
thưởng thức, nhớ lại và so sánh với những biệt danh mình từng đặt cho thầy
cô của mình và cảm thấy thú vị khi đem giáo viên nào đó ra đùa. Mỗi biệt
danh đại diện cho một tầng lớp trong xã hội Nhật Bản, vì vậy việc hiểu hơn
về những biệt danh này cũng rất lý thú và hữu ích trong quá trình tìm hiểu
tác phẩm.
Cậu đặt cho hiệu trưởng biệt danh là Takuni, một con vật hao hao giống gấu
trúc và được dịch là “Badge” - Lửng. Theo truyền thuyết Nhật Bản, đây là
con vật rất xảo quyệt chuyên đánh lừa hay làm mê hoặc con người.
Biệt danh của hiệu phó được đặt theo chiếc áo bằng flannel màu đỏ mà hắn
thường mặc. Đó cũng là thể hiện ham muốn hòa nhập vào lối sống “hiện
đại” của hắn. Chính xác hơn là nó thể hiện được vẻ phô trương, sáo rỗng ẩn
sâu dưới vỏ bọc hiện đại cùng nỗ lực vô ích cố che đậy bản chất đạo đức
giả, gian xảo, đê tiện trong con người hắn.
Nhân vật thân cận nhất, luôn ở bên cạnh Áo Đỏ chính là giáo viên dạy vẽ -
Yoshikawa, lại được đặt cho biệt danh là Nodaiko. Đây là thuật ngữ dùng