xỏ và đòi hỏi. Saint-Bérain tức mình không cho.
Cô Mornas muốn củng cố bầu không khí hòa hoãn vừa được thiết lập nên
đã cố gắng thuyết phục anh, nhưng không được. Cuối cùng, cô nổi giận.
— Cháu với chiếc thế đấy! – Cô nói, giọng cay nghiệt, và chiếu thẳng đèn
pin vào mặt chàng câu cá bướng bỉnh.
Saint-Bérain nhượng bộ ngay và anh đưa cái ống đựng cần câu cho
Pintié–Ba, ông này coi kết quả đó là do sức mạnh huyền bí của cây đèn và
uy lực của cô tiên. Sau khi chiếm được của quý, lão vô công rồi nghề trở nên
điên loạn. Lão nhảy một điệu rất quái đản, sau đó theo lệnh của lão, dân làng
đã đem vũ khí cất hết đi. Pintié–Ba mời chúng tôi vào làng nghỉ bao lâu tùy
thích.
NGÀY 2 THÁNG HAI. Chúng tôi vẫn còn ở Kokoro vì vết thương của
Saint-Bérain. Ông vừa chú vừa cháu đó (tôi mạnh dạn gọi anh như thế) chưa
thể cỡi ngựa được.
NGÀY 3 THÁNG HAI. Lại vẫn Kokoro. Rầu thật!
NGÀY 4 THÁNG HAI, sáu giờ sáng. Cuối cùng, chúng tôi cũng ra đi.
Buổi tối cùng ngày, do nhầm đường, chúng tôi lại có mặt ở Kokoro.
Sáng sớm, chúng tôi chia tay với dân làng. Đoàn xuất phát, đi nhưng
không được bao nhiêu. Đi chậm hơn cả trước lúc đến Kokoro. Lúc thì phu
khuân vác tụt hậu – đành phải dừng lại chờ, lúc thì hàng thồ trên lưng lừa rơi
xuống đất – buộc phải sắp xếp lại. Cứ thế hoài.
Đến mười giờ, chúng tôi vẫn chưa đi được lấy sáu km.
Tôi khâm phục đức tính kiên nhẫn của đại úy Marcenay. Anh tỉnh bơ
đương đầu với âm mưu thầm lặng. Vào lúc xuất phát đi chặng buổi chiều đã
xuất hiện trò hề mới: Moriliré tuyên bố rằng hắn nhầm đường. Cô Mornas
hội ý với mấy tay dẫn đường. Tchoumouki ủng hộ ý kiến của Moriliré. Trái
lại, Tongané khẳng định chúng tôi đang đi đúng hướng. Chúng tôi không
thông thạo đường sá nên chẳng biết tin ai.
Chúng tôi lưỡng lự hồi lâu rồi tán thành ý kiến của đa số là phải quay trở
lại.
Bấy giờ chúng tôi đi nhanh kinh khủng. Phu khuân vác không cảm thấy
mệt nữa, hành lý được buộc chặt trên lưng lừa. Trong một giờ chúng tôi đi