CUỘC SỐNG BÍ MẬT CỦA CÁC NHÀ VĂN - Trang 167

ngừng suốt chuyến bay kéo dài sáu tiếng. Hay đúng hơn, chính tôi không
ngừng khiến cô ấy lơ là việc đọc sách, bằng những câu hỏi của mình.

Soizic là một bác sĩ trẻ ba mươi tuổi. Tôi ba mươi hai tuổi. Soizic kể tôi

nghe bập bõm một phần câu chuyện của cô ấy. Năm 1992, khi vừa tốt
nghiệp ngành Y, cô ấy lên đường tới Bosnia để gặp lại người bạn trai thời
đó, một người quay phim cho kênh Antenne 2. Đó là khởi đầu của thứ sắp
trở thành cuộc bao vây dài nhất chiến tranh hiện đại: nỗi thống khổ của
Sarajevo. Sau vài tuần, gã kia trở về Pháp hoặc lên đường ghi hình những
cuộc xung đột khác. Soizic ở lại. Cô ấy gia nhập những tổ chức nhân đạo
có mặt trên địa bàn. Suốt bốn năm trời, cô chịu đựng khổ hình cùng ba trăm
năm mươi nghìn dân, dốc sức mình phục vụ thành phố bị vây hãm.

Đúng là tôi không thể giảng cho cô một bài trọn vẹn, nhưng nếu cô muốn

hiểu điều gì đó về câu chuyện này, về câu chuyện của tôi và cùng đó là câu
chuyện liên quan đến gia đình cô, cô cần phải ngược dòng tìm hiểu thực tế
thời bấy giờ đã: thực tế về sự tan rã của Nam Tư trong những năm tiếp sau
các sự kiện bức tường Berlin sụp đổ và Liên bang Xô viết giải thể. Kể từ
thời hậu chiến, vương quốc Nam Tư cổ đã được thống nhất bởi thống chế
Tito nhờ việc thiết lập liên bang cộng sản sáu nhà nước thuộc bán đảo
Balkan: Slovenia, Croatia, Montenegro, Bosnia, Macedonia vì Serbia. Với
sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, các nước Balkan trải qua thời kỳ chủ
nghĩa dân tộc lên ngôi. Trong bối cảnh căng thẳng kịch phát, cường nhân
của đất nước, Slobodan Milosevic, khơi lại ý tưởng về một Serbia Vĩ đại
tập hợp tất cả các dân tộc thiểu số xứ Serbia vào cùng một lãnh thổ.
Slovenia, Croatia, Bosnia và Macedonia lần lượt đòi độc lập, điều này gây
nên một loạt xung đột dữ dội và chết chóc. Trên nền tảng thanh trừng sắc
tộc và sự bất lực của Liên Hợp Quốc, chiến tranh Bosnia trở thành cái lò sát
sinh khiến hơn một trăm nghìn người thiệt mạng.

Khi tôi gặp cô ấy, cả da thịt lẫn tâm trí Soizic đều đã hằn những vết sẹo

rỗ của khổ hình Sarajevo. Bốn năm khiếp sợ, bom đạn oanh tạc không
ngừng, đói, rét, bốn năm đạn rít bên tai, thao tác phẫu thuật đôi khi được
thực hiện không thuốc tê. Soizic thuộc số những người sống giữa lòng đau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.