- Thậm chí tôi sẽ nói rằng nó được viết hơi quá chỉn chu. Đến lượt ông
cầm bản thảo lên rồi lật trang:
- Tôi có ghi chú lại là cậu đã thó của tôi đôi ba mánh viết. Cả của
Stephen King, Cormac McCarthy và Margaret Atwood nữa…
Tôi không biết liệu mình có nên trả lời gì đó không. Tiếng sóng xô dưới
vách đá dội lên tận chỗ chúng tôi mạnh tới nỗi khiến ta có cảm giác như
đang đứng trên boong tàu.
- Nhưng chuyện đó không nghiêm trọng, ông nói tiếp, có những hình
mẫu để noi theo khi ta vào nghề là chuyện bình thường, và chí ít, điều đó
cũng chứng tỏ cậu đã đọc những cuốn sách hay.
Ông tiếp tục lật trang để xem lại những ghi chú của mình.
- Có những chi tiết bất ngờ, các đoạn hội thoại thường được viết gọn ghẽ,
đôi khi tức cười, và ta không thể nói là chán được…
- Nhưng?
- Nhưng nó thiếu điều cốt yếu.
À vâng, dẫu sao…
- Và điều cốt yếu là gì thế? tôi hỏi, khá phật lòng.
- Theo cậu thì sao?
- Toi không biết. Tính độc đáo? Những ý tưởng mới?
- Không, chúng ta mặc kệ các ý tưởng đi, ở đâu chẳng có ý tưởng.
- Cơ chế của câu chuyện? Hay sự tương hợp giữa một câu chuyện hay và
các nhân vật thú vị?
- Cơ chế là một mánh kiểu chủ ga ra. Còn các phương trình là một mánh
kiểu nhà toán học. Mấy thứ đó sẽ không biến cậu thành một tiểu thuyết gia
giỏi.
- Từ chính xác chăng?
- Từ chính xác hữu dụng trong các cuộc trò chuyên, ông giễu cợt. Nhưng
bất kỳ ai cũng có thể làm việc với một cuốn tự điển. Nghĩ mà xem, điều gì
thực sự quan trọng nhỉ?