Điều không thể tránh khỏi là nếu chúng ta dính mắc vào một thứ gì đó hoặc
một ai đó, thì “tấm chăn an toàn” bên ngoài đó cuối cùng sẽ khiến chúng ta thất
bại. Cuộc sống, giống như một dòng sông, luôn vận động và thay đổi. Sự dính
mắc giống như những ao tù đọng đầy rong rêu ven sông. Chúng ta yêu cầu mọi
thứ phải giữ nguyên hiện trạng để chúng ta không đánh mất đối tượng gắn bó
của mình. Theo đó, chúng ta chống lại dòng chảy của cuộc sống. Sự kháng cự
gây ra đau đớn. Bây giờ chúng ta không còn hòa hợp với dòng chảy cuộc sống,
hoặc tranh đấu ngược dòng trong khi cứ khăng khăng đòi hỏi rằng dòng sông
phải chảy theo một hướng khác, hoặc chúng ta hư hỏng và chết mòn trong cái
ao tù đọng, tự hỏi tại sao cuộc sống lại trôi qua bỏ mặc chúng ta. Nỗi đau của
sự trì trệ là không thể chịu đựng được vì nó phủ nhận sự vận động của cuộc
sống.
Nỗi đau tạo ra trải nghiệm
Lúc đầu, chúng ta có thể phủ nhận hoặc kìm nén nỗi đau của mình, nhưng sớm
muộn gì nó cũng dồn lên bề mặt ý thức, tạo ra một trải nghiệm cuộc sống
không mấy dễ chịu. Luật hấp dẫn, hay nhân quả, đóng vai trò trung tâm trong
việc thu hút những trải nghiệm đau đớn đến với chúng ta khi chúng ta gắn bó
với quá khứ và do đó, đau đớn. Trải nghiệm khó chịu này được lưu vào bộ nhớ,
do đó bắt đầu một chu kỳ khác trên vòng tròn của sự sợ hãi.
Phá vỡ vòng luẩn quẩn
Để phá vỡ vòng luẩn quẩn, chúng ta phải có khả năng bước ra ngoài vòng tròn
của nỗi sợ hãi và quan sát nó từ một góc độ cao hơn. Nơi đơn giản nhất và trực
tiếp nhất để làm điều này là ở bước “suy nghĩ tạo ra nỗi sợ hãi”. Khi bạn nhìn
thẳng vào một cái gì đó với ý thức trọn vẹn, không suy nghĩ, chỉ có sự chú ý
hoàn toàn. J. Krishnamurti, trong nhiều cuốn sách của mình về chủ đề này, thảo
luận về quá trình làm tĩnh lặng tâm trí bằng cách hoàn toàn chú ý đến chuyển
động của nhận thức. Tâm trí thiền định này đã dừng việc suy nghĩ. Khi không có
suy nghĩ, không thể có sợ hãi vì vòng luẩn quẩn đã bị phá vỡ.