không còn chỗ trống, vì vậy tôi đã đăng ký vào lớp viết tiểu sử, lớp học này
buộc tôi phải có cuộc phỏng vấn với một người hoàn toàn xa lạ. Từ sâu
thẳm đáy lòng mình, tôi hiểu rõ rằng những giọt mồ hôi nhớp nháp nhỏ giọt
hai bên thái dương khi tôi đang lảng vảng ở khu hành lang, đến từ mớ bài
tập về nhà - đó là bài tiểu luận. Tôi phải bắt tay vào thực hiện nó trước khi
quá muộn. Tôi biết trước rằng, rồi sẽ có lúc tôi bị mắc kẹt với bài tiểu luận
này.
Nhân viên lễ tân của Hillview là một phụ nữ có khuôn mặt vuông, gò má
cao, tóc mỏng, và đôi mắt sâu, gợi lên hình ảnh một nữ cai ngục trong các
trại cải tạo Liên Xô thời trước, bà ta nghiêng người qua quầy hỏi: “Tôi có
thể giúp gì không?”
“Ồ, vâng”, tôi trả lời. “Ý tôi là, tôi hy vọng bà có thể giúp. Quản lý của
bà có ở đây không?”
“Chúng tôi không cho phép xin xỏ ở đây”, bà ta trả lời, khuôn mặt đanh
lại khi nhìn chòng chọc vào tôi. “Tiếp thị ư?” Tôi cố nặn ra một nụ cười
đáp trả và giơ tay lên với một cử chỉ cầu khẩn. “Thưa bà”, tôi nói, “Tôi
không thể bán lửa cho người nguyên thủy
3*
Câu gốc trong ngạn ngữ Anh “Sell fire to a caveman”, có nghĩa là: khi
một điều gì đó mới lạ (lửa) được bán cho những người không thực sự cần
nó (“người nguyên thủy” sống trong hang đá) là một điều vô cùng mới lạ,
nhưng người mua (người nguyên thủy) lại không biết nó là gì và phải làm
gì với thứ đó. Nghĩa chung của câu ngạn ngữ này là “làm điều vô ích”.
“Ồ, anh không phải là người sống ở đây, cũng không phải là khách thăm,
và lại càng chắc chắn không phải là nhân viên ở đây. Vậy anh muốn gì?”
“Tôi tên là Joe Talbert. Tôi là sinh viên trường Minnesota”.
“Thì sao?”