CUỘC THÁM HIỂM VÀO LÒNG ĐẤT - Trang 109

Ba giờ trôi qua. Tiếng động rền rền ấy hnhf như vẳng đến từ một thác

nước. Cách đây vài dặm chắc chắn phải có sự vận động của nước vì càng đi
tới chúng tôi càng nghe rõ hơn. Tôi ngước mắt nhìn những đám mây nước
lơ lửng trong không trung. Chân trời vẫn quang đãng! Nếu những tiếng ồn
ào kia do một ngọn thác đổ xuống, nếu cả cái đại dương này dồn nước
xuống một đại dương thấp hơn thì nhất định chiếc bè của đoàn thám hiểm
phải chuyển động và nước càng chảy xiết bao nhiêu chúng tôi càng tiến sát
tới hiểm họa bấy nhiêu! Tôi nhìn xuống nước, mặt biển chỉ nối sóng chứ
không chảy, cái chai không tôi vứt xuống nước vẫn dập dềnh tại chỗ.

Vào bốn giờ chiều, Hans lại leo lên đỉh cột buồm, phóng tầm mắt nhìn

về phía chân trời. Có lẽ anh đã phát hiện được gì lạ, nên tụt xuống chỉ tay
về hướng nam nói:

- Der nere!
- Ở xa kia? – giáo sư hỏi lại.
Giáo sư Lidenbrock liền lấy kính viễn vọng nhìn về hướng ấy.
- Thấy gì không hả chú?
- Một chùm tia nước khổng lồ phun trên mặt sóng!
- Lại một con thủy quái nữa!
- Có thể lắm.
- Ta ngoặt về hướng tây thôi, chú ạ. Không dại gì mà đâm đầu vào con

quái vật trước thời hồng thủy ấy!

- Ta cứ đi đúng theo lộ trình của mình!
Tôi quay nhìn Hans. Anh ta vẫn giữ vững bánh lái, coi như không có

chuyện gì xảy ra. Càng tới gần, chúng tôi thấy chùm tia nước phun càng
cao. Không hiểu quái vật này thuộc loài nào mà có thể chứa trong bụng một
lượng nước đủ để phung không ngừng như vậy?

Đến tám giờ tối, chúng tôi chỉ còn cách con vật ấy chừng hai dặm. Bỗng

Hans đứng dậy, chỉ quái vật nói:

- Holme!
- Một hòn đảo! – chú tôi reo lên – Đúng là một hòn đảo rồi!
- Nhưng còn chùm tia nước phun? – tôi thắc mắc hỏi.
- Geyser! – Hans trả lời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.