thứ tiếng nước ngoài, đã thấy hơi nóng mặt. Ông bèn quay qua hỏi cậu bé
bằng tiếng Ý:
- Dove noi siamo?
- Này em bé, - tôi nóng ruột nhắc lại – chúng ta đang ở đâu đây?
Cậu bé khốn khổ vẫn câm như hến. Giận quá, giáo sư nắm lấy tai cậu
nhéo mạnh, rồi quát thật to:
- Cháu không biết trả lời khi có người hỏi à?
- Come si noma questa isola?
- Stromboli!
Vừa dứt lời, cậu bé người Ý đã vùng thoát khỏi tay của Hans, băng qua
những hàng cây ô liu, rồi biến mất tăm trong cánh đồng cỏ. Chúng tôi cũng
quên ngay cậu bé còm nhom ấy.
Stromboli! Ai có thể ngờ được rằng chúng tôi vừa bắn ra từ miệng núi
lửa trên đảo nhỏ Sromboli giữa Địa Trung Hải.
- Stromboli! – tôi lập đi lập lại.
Chú tôi cũng lẩm bẩm cái tên đó. Ôi, một chuyến đi tuyệt vời! Một
chuyến đi kỳ lạ! Chúng tôi tụt xuống một miệng núi lửa và leo lên qua một
miệng núi lửa khác ở cách một ngàn hai trăm dặm, từ biệt xứ sở của sương
mù và băng giá để tới một vùng non xanh nước biếc chan hòa ánh nắng,
chui xuống lòng đất Iceland để rồi nhìn thấy bầu trời nước Ý.
Sau bữa ăn ngon lành với trái cây và nước suối, chúng tôi lên đường tới
cảng Stromboli. Chúng tôi nhất trí không cho người dân địa phương biết
chúng tôi đến đây bằng cách nào.
Dọc đường, giáo sư Lidenbrock cứ thắc mắc mãi về chuyện cái địa bàn,
không hiểu sao nơi đáng lẽ là phương nam nó lạ chỉ là phương Bắc? Tôi
khuyên giáo sư tốt hơn nên bỏ qua chuyện vặt ấy, nhưng ông vẫn khăng
khăng cho rằng một bác học như ông lại không giải thích được một hiện
tượng có tính khoa học như vậy thì thật là mất mặt trước giới học giả quốc
tế. Đi một lúc lâu, chúng tôi tới cảng San Vicenzo của đảo Stromboli. Giáo
sư xiết chặt tay Hans và thanh toán cho anh tiền công của tuần lễ thứ mười.
Suốt hơn hai tháng kể từ khi hợp đồng với giáo sư lên đường thám hiểm,
đây là lần đầu tiên Hans nắm chặt tay chúng tôi và mỉm cười.