Tôi lại hỏi:
- Thưa chú ngày xưa trái đất có một thời bốc cháy và thế nào mặt ngoài
cũng nguội trước.
Chú tôi ngắt lời:
- Không phải đâu. Phần đất bị bốc cháy chính là phần vỏ bên ngoài. Một
số kim loại phát hỏa khi gặp phải nước, vì vỏ trái đất cấu tạo bởi kim loại
đó lên khi trời mưa xuống thì mặt đất bốc cháy. Khi nước mưa thấm sâu
hơn xuống lòng đất thì ở dưới đáy cũng cháy, tạo ra các vụ động đất và núi
lửa. Đó là lý do tại sao thời xa xưa có rất nhiều núi lửa. Nhiều nhà địa chất
học nổi tiếng khác cũng có ý kiến là lòng trái đất không cấu tạo bằng khí,
bằng nước, cũng chẳng phải bằng đá, vì nếu như vậy trái đất sẽ có khối
lượng nhỏ hơn hai lần hiện tại.
- Cháu xin lỗi chú, chỉ với những con số người ta có thể chứng minh
được tất cả những gì người ta muốn.
- Axel này, tính từ ngày khai thiên lập địa tới nay, rõ ràng số lượng núi
lửa trên thế giới giảm một cách đáng kể. Do đó nếu thật sự tồn tại một nhiệt
độ ở tâm trái đất, chẳng lẽ ta không thể đi đến kết luận nhiệt độ ấy đang
giảm đi hay sao?
Tôi bắt đầu bị lung lay trước những luận cứ do nhiệt tình và lòng đam
mê của giáo sư đã trở lên có giá trị. Ông nói thêm:
- Cháu thấy đấy, có rất nhiều giả thiết về trung tâm trái đất. Nhưng cháu
cứ yên tâm, rồi chúng ta cũng thấy được thôi. Chú nhất định sẽ không chịu
thua Saknussemm trong việc giải quyết vấn đề lớn lao này.
- Đúng vậy, - bỗng nhiên bị cuốn hút vào sự nhiệt tình của giáo sư tôi
đáp – nhất định chú cháu mình cũng sẽ thấy, nhưng liệu chúng ta sẽ thấy
được gì ở cái nơi tối tăm đó?
- Tại sao không thấy? Ở dưới đó có thể có những hiện tượng điện cho ta
ánh sáng, vả lại khi đến gần trung tâm trái đất dưới áp suất của khí quyển,
không khí cũng có thể phát sáng.
- Phải! Những hiện tượng này có thể xảy ra lắm.
- Chắc chắn chúng sẽ xảy ra. - chú tôi khẳng định một cách đắc thắng –
Nhưng cháu phải giữ im lặng, không hé nửa lời về điều đó để không ai có ý