- Đúng thế đấy chú ạ. Từ nửa giờ qua, hướng dốc đã thay đổi. Cứ đà này,
chắc chắn chúng ta sẽ quay trở lại đất Iceland!
Giáo sư Lidenbrock lắc đầu không tin tôi. Tôi cố gắng bắt chuyện lại
nhưng giáo sư không nói năng gì cả. Ông ra lệnh đi tiếp. Sự im lặng của
giáo sư rõ ràng nói lên tâm trạng bực bôi mà ông cô nén.
Tuy vậy tô vẫn dũng cảm khoác ba lô lên vai và nhanh nhẹn bước theo
Hans và chú tôi. Tôi cố sức bám sát và không để lạc mất họ. Tôi chỉ sợ bị
lạc trong cái đường hầm chằng chịt sâu thẳm này.
Hành trình ngược dốc càng đi càng vất vả. Tôi tự an ủi rằng con đường
này sẽ đưa tôi lên mặt đất.
Tới trưa, cấu trúc vách đường hầm có sự thay đổi. Tôi nhận thấy ánh
sáng điện chiếu lên vách hắt ra mờ mờ hơn trước. Đó là do đá trơ đã thay
thế lớp vỏ dung nham. Chúng tôi đang đứng giữa tầng đất đá của thời kì
chuyển tiếp.
- Rõ ràng quá rồi, - tôi thốt lên – chúng ta đang đứng giữa thời kì xuất
hiện những động vật và những cây cỏ đầu tiên.
- Cháu tưởng như vậy à!
Tôi ép giáo sư rọi ngọn đèn lên vách đường hầm rồi ngóng chờ tiếng kêu
của ông. Nhưng ông vẫn im lặng và tiếp tục lên đường. Rõ ràng chúng tôi
đã bỏ con đường dung nham và đường đoàn thám hiểm đang đi không thể
dẫn tới lò lửa của núi Sneffels! Tuy vậy tôi cũng tự hỏi không hiểu mình có
quan trọng hóa vấn đề thay đổi của đất đai hay không? Liệu tôi có nhầm lẫn
không?
- Nếu mình có lý, - tôi nghĩ thầm – thế nào mình cũng tìm được vài
mảnh vụn thực vật nguyên thủy!
Đi được khoảng trăm bước những chứng cứ không thể trối cãi đã bày ra
trước mắt tôi. Đôi chân tôi đã quen với nền dung nham cứng, bỗng dưng
đạp trên đất bụi, tàn tích của thực vật và vỏ sò, vỏ ốc. Trên vách đường
hầm, hiện ra một cách rõ ràng dấu in của tảo sừng hươu và của thạch tùng.
Nhưng giáo sư vẫn làm ngơ và tiến lên.
Không chịu nổi tháy độ này của giáo sư tôi bèn nhặt một vài vỏ cứng
hoàn toàn nguyên vẹn của một động vật giáp xác, và đưa cho ông: