- A! Một mỏ than! – tôi reo lên.
- Một mỏ than không có thợ mỏ! – giáo sư nói – Đến giờ ăn chiều rồi.
Nghỉ đã.
Hans dọn thức ăn. Tôi chỉ ăn qua loa và uống vài giọt nước cần chừng.
Tất cả dự trữ nước của chúng tôi chỉ còn lưng nửa bình được Hans đeo bên
mình. Ăn uống xong, giáo sư và chàng thợ săn vịt biển lăn ra ngủ để lấy lại
sức. Riêng tôi nằm trằn trọc cho đến sáng.
Sáu giờ sáng thứ bảy, đoàn lại lên đường. Hai mươi phút sau, chúng tôi
tới một cái hang cao rộng mênh mông. Do một chần động ngầm dữ dội nào
đó, đất đai ở đây bị giãn, bị thúc ép và nong ra thành một cái hang rộng.
Trên những bức vách đen sẫm, nhà địa chất học dễ dàng đọc được toàn bộ
lịch sử kỷ than đá.
Tôi vẫn cùng đoàn thám hiểm tiến bước. Nhiệt độ xung quanh vẫn dễ
chịu. Tôi bỗng phát hiện trong đường hầm nồng nặc mùi cacbour hydro,
còn gọi là khí mỏ. Chất khí này khi nổ gây ra những thảm họa khủng khiếp.
Cũng may chúng tôi sử dụng máy phát điện chứ nếu dùng đuốc soi đường
thì…
Cuộc dạo chơi trong mỏ than kéo dài đến chiều tối. Giáo sư Lidenbrock
đang nóng ruột thì bỗng đâm sầm vào một bức tường đá chắn ngang đường.
Chúng tôi đã gặp phải một ngõ cụt.
- Thôi thế cũng may, - giáo sư nói – ít ra cũng xác định được đây không
phải đường ông Saknussemm đã đi qua. Đành phải nghỉ lại đây một đêm,
sáng mai chúng ta sẽ quay lại con đường rẽ hai.
- Cầu trời cho chúng ta còn đủ sức dể lểt được về tới đó. – tôi nói.
- Tại sao lại không còn sức nhỉ?
- Thưa chú, vì ngày mai chúng ta không còn một giọt nước nào cả!
- Này Axel, - giáo sư nghiêm khắc nói – đúng là nước dự phòng đã cạn,
nhưng chẳng lẽ dũng khí trong người chúng ta cũng hết theo sao?
Tôi hổ thẹn, cúi mặt và im lặng.
Hôm sau, chúng tôi lên đường thật sớm. Phải khẩn trương vì từ đây tới
con đường rẽ hai ấy, nhanh nhất cũng phải mất năm ngày đường.