diện, chúng tôi không có quyền đến gần bàn giấy của ông ta. Ông ta nặng
lời chửi rủa một người trong bọn chúng tôi vì ông nầy đã thọc tay trong túi
quần và còn cho ông là “kẻ hèn mạt vô cùng thối tha”. Ông ta cho chúng tôi
biết điều ông ta quan niệm qua từ ngữ “Cuộc di dân của người Do thái”.
Ông ta mô tả cơ quan của ông ta như là một tấm thảm lăn, một máy vặn
tổng trong cơ xưởng. Tại một đầu, ông ta nói với chúng tôi, các ông đặt một
người Do thái; y có của cải, tài sản, một cơ sở thương mại, một trương mục
trong ngân hàng, những quyền lợi dân sự, đi ngang qua cơ quan của tôi trên
tấm thảm lăn và bước ra, không của cải, không quyền lợi, không gì cả. Y
chỉ còn một giấy thông hành và lệnh rời khỏi xứ trong mười lăm hôm, nếu
không sẽ bị đưa đến một trại tập trung.
Không ai ngoài Eichmann có thể thuật lại rõ hơn công việc mà hắn ta đã
thực hiện tai Áo, Tiệp khắc, Đức, giữa 1933 và 1940.
Khi chiến tranh đã bùng nổ, Eichmann giữ trọng trách lưu đày người Do
thái trong tất cả các nước bị Đức quốc xã chiếm đóng: Bỉ, Hòa lan, Pháp,
Đan mạch — nước duy nhất nơi các kế hoạch của Đức đã gặp một sự kháng
cự hiệu quả — Ý đại lợi, Croatie, Bảo gia lợi, Hy lạp, Lỗ ma ni, Hung gia
lợi, Na uy, Ba lan. Hắn ta cũng giám sát công việc chuyên chở những kẻ lưu
đày đến các trại tử thần.
Một lần nữa, viên biện lý Hausner ghi nhận các sự việc theo thứ tự thời
gian. Mỗi lần cần đến các tài liệu được đem ra để làm cho những lời khai
của các nhân chứng thêm vững vàng.
Bằng chứng nặng nề nhất là các con số.
Các con số nầy đã được một học giả lừng danh thế giới khai trình Tòa
bằng tiếng Hebrew cổ điển. Đó là giáo sư Salo Baron, chuyên gia về lịch sử
của dân tộc Do thái, mà ông giảng dạy ở Đại học Columbia, tại New York.