nhiều hơn so với đồng nghiệp của bạn, đó không phải là dấu hiệu
cho thấy bạn yếu kém hơn họ. Và trớ trêu là, việc so sánh giữa bản
thân với người khác sẽ chỉ làm tăng mức độ căng thẳng cho bản thân
bạn hơn mà thôi!
Hầu hết các công việc đều có những áp lực và nhu cầu không
thể tránh khỏi, những yếu tố gây ra cảm giác căng thẳng. Một mức
độ áp lực nhất định có thể được coi là yếu tố tích cực, làm tăng
động lực, hiệu quả làm việc và sự thỏa mãn về công việc, đồng thời
mang lại cho bạn cảm giác thành công. Tuy nhiên, sự căng thẳng quá
mức sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực. Áp lực tích cực có được
khi một vị quản lý tài giỏi biết cách thiết lập những tiêu chuẩn cao
và mục tiêu hợp lý để tạo điều kiện cho nhân viên đạt được thành
tích. Nó cũng có thể là kết quả của những mối quan hệ làm việc
hiệu quả với đồng nghiệp. Những nhân tố căng thẳng tiêu cực thì
có vô số, bao gồm:
Nhu cầu xung đột;
Công việc không đảm bảo;
Trách nhiệm công việc không rõ ràng;
Thời gian làm việc thiếu linh hoạt;
Thời gian làm việc dài hoặc thiếu tính tương tác;
Mâu thuẫn với cá nhân khác;
Cảm thấy không được đánh giá cao hoặc không được coi trọng;
Không được quản lý hỗ trợ;
Điều kiện làm việc nghèo nàn;