dễ chịu, nhưng bạn nên cư xử một cách tích cực và chuyên nghiệp
nhất có thể nếu việc phê bình mang tính xây dựng và có cơ sở.
Đừng để người khác nghĩ rằng bạn đang phản kháng; hãy cố gắng
hợp tác với sếp của bạn và làm việc cùng họ để giải quyết vấn đề,
đặc biệt chú ý tới những lời khuyên họ. Hãy tỏ ra là người biết tiếp
thu cả những nhận xét tiêu cực và tích cực.
Cần lưu ý rằng đây cũng là cơ hội quý báu để bạn đề cập tới
những khó khăn gặp phải ở vị trí hiện tại, như vậy bạn có thể thảo
luận với sếp về những giải pháp để cải thiện các vấn đề trong
năm tới. Có thể bạn nghĩ rằng đây là cuộc trò chuyện một chiều,
nhưng thực sự nó không hề thế – tất cả các cuộc họp đều mang
tính chất hai chiều. Khi bạn đề cập tới những điểm yếu của bản
thân, sếp của bạn sẽ có thể giúp bạn tìm ra những giải pháp phù
hợp, giúp bạn vượt qua.
ĐÔI BÊN CÙNG CÓ LỢI
Đánh giá hiệu quả làm việc không chỉ mang lại lợi ích cho sếp của
bạn. Với bạn, đây sẽ là công cụ giá trị để tinh chỉnh con đường phát
triển nghề nghiệp – và hậu thuẫn đắc lực cho các yêu cầu tăng
lương hoặc thăng chức của bạn sau này (chúng ta sẽ thảo luận về
vấn đề này sâu hơn trong hai chương tiếp theo).
Nếu bạn và sếp áp dụng hiệu quả đánh giá hiệu quả làm việc, nó
sẽ giúp củng cố mối quan hệ tích cực giữa hai bên, cải thiện cách
thức giao tiếp giữa bạn và sếp.
NHỮNG CÂU HỎI CÓ THỂ
Sếp có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi khác nhau. Bạn nên tham khảo
các cuốn sách viết về kỹ thuật phỏng vấn để dự đoán trước những