3. Thể hiện thái độ vừa phải và có các biện pháp thích hợp với những
cấp dưới không hoàn thành công việc đúng yêu cầu. Nhưng
đừng làm quá mọi việc!
4. Tuyên dương công khai, phê bình cá nhân. Đừng bao giờ làm bẽ
mặt cấp dưới. Bạn muốn họ luôn sát cánh cùng bạn, chứ không
phải làm việc chống đối bạn.
5. Đừng tỏ ra nóng giận hay quát tháo cấp dưới. Làm thế chỉ
khiến bạn trông yếu đuối, ngớ ngẩn và mất kiểm soát bản
thân.
6. Thể hiện sự thông cảm và thấu hiểu quan điểm cá nhân của cấp
dưới. Hãy để họ thấy họ được quan tâm và ý kiến của họ được
ghi nhận.
7. Yêu cầu nhân viên làm việc tốt nhất có thể – nhưng cần lưu ý
tới giới hạn của họ và không đưa ra những nhiệm vụ “quá sức”.
Việc làm này hoàn toàn không mang tính tích cực.
8. Nếu cấp dưới cần sự giúp đỡ từ bạn, hãy cho họ thời gian và sự
chú ý họ đáng được có. Công việc của bạn là giúp đỡ họ và dạy họ
cách tự giúp chính mình.
9. Nhớ rằng bạn không phải là thánh thần gì cả. Bạn không biết
hết tất cả mọi thứ. Một chút khiêm tốn và bớt tự đại sẽ làm
tăng hình ảnh của bạn trong mắt cấp dưới.
10. Rất có thể bạn sẽ trở thành cấp dưới của một ai đó. Đừng do dự
xin lời khuyên hay sự giúp đỡ từ họ, nếu bạn lo lắng không biết
cách giải quyết một tình huống nào đó.
KỸ THUẬT TẠO ĐỘNG LỰC