Lữ Địch quả nhiên lạnh lùng nói:
- Thể lực của ngươi đã không còn cách nào cầm cự tiếp nổi nữa sớm
muộn gì cũng sẽ ngã gục, vì vậy ngươi không cần xuất thủ ta cũng biết là
ngươi thua rồi.
Đúng lúc Lữ Địch nói ra chữ cuối cùng, Diệp Khải Nguyên đã xuất thủ.
Đây cũng chính là cơ hội tốt nhất mà Diệp Khải Nguyên có thể có được.
Lữ Địch vừa nói xong câu này cũng chính là lúc tinh thần và cơ bắp
buông lỏng nhất.
Thân thể của Lữ Địch tuy vẫn không có chút sơ hở nào, nhưng Diệp
Khải Nguyên đã có cơ hội tìm ra sơ hở của Lữ Địch.
Diệp Khải Nguyên không dùng đao.
Nhưng tốc độ xuất thủ của chàng, dường như không chậm hơn đao của
chàng.
Tay trái chàng chụm lại như móng vuốt chim ưng, năm ngón tay phải xỉa
gập ra, ai cũng có thể nhìn thấy là Diệp Khải Nguyên muốn dùng chưởng.
Dùng chưởng ư? Hay là muốn dùng Thiết chỉ công?
Diệp Khải Nguyên xuất thủ biến hóa khôn lường, không ai có thể nhìn
thấy được chàng sẽ công kích vào bộ phận nào trên cơ thể đối thủ.
Chàng tất yếu trước hết dẫn động thân pháp của Lữ Địch. Chỉ cần nhúc
nhích, hư không sẽ biến thực, nhất định sẽ lộ xuất sơ hở.
Lữ Địch quả nhiên nhúc nhích cử động, sơ hở mà y lộ xuất là ở đỉnh đầu.
Diệp Khải Nguyên song quyền đồng xuất, đánh mạnh vào đỉnh đầu của
Lữ Địch, đây là sự công kích chí mạng. Nhưng Diệp Khải Nguyên trong
lòng lại cảm thấy nặng nhọc, vì chàng đã phát giác ra, chiêu này của mình
lộ xuất, chỗ sơ hở ở ngực trước cũng sẽ lộ ra.
Ngực trước chính là nơi nhược yếu nhất của Diệp Khải Nguyên, vì ngực
trước của chàng vốn đã bị thương tích.
Vô luận ai biết nơi nhược yếu nhất trên thân thể của chính mình có thể sẽ
bị người khác đánh vào khi tấn công, sẽ phát sinh tâm trạng lo lắng khiến
cho quyền thủ không được tập trung sẽ yếu đi.
Công thế của Diệp Khải Nguyên đã không còn mạnh bằng lúc bình
thường, tốc độ đã không còn nhanh bằng lúc bình thường nữa.