mua các gói chăm sóc y tế (họ kiếm được hơn 75.000 đô-la một
năm) nhưng lại chọn không mua. 11 triệu người Mỹ nghèo hơn đủ
điều kiện nhận hỗ trợ của chương trình Hỗ trợ Y tế hoặc SCHIP thì
lại chưa đăng ký. Còn lại 13 triệu người trẻ (tuổi từ 19 đến 29) hoặc là
mới tốt nghiệp, hoặc có khả năng mua bảo hiểm nhưng nghĩ mình
thuộc diện bất khả bại, hoặc đang nhảy việc hoặc đang tìm việc làm.
Chắc chắn có một số trong số này thật sự cần đến tấm lưới an
toàn đỡ dưới cho họ cho đến khi họ bắt đầu sự nghiệp của mình.
Câu hỏi ở đây là: có đáng phải phá hỏng hệ thống chăm sóc y tế lớn
nhất thế giới và trói chân nước Mỹ với khoản nợ 2.000 tỷ đô-la nữa
để giải quyết nhu cầu chăm sóc y tế tạm thời của 4% dân số đất
nước hay không? Hay chúng ta có thể đưa ra một giải pháp khôn
ngoan hơn, hiệu quả hơn, bớt đắt đỏ hơn mà vẫn có thể hoàn thành
đúng mục tiêu này? Chỉ có kẻ ngốc mới bỏ sau mà chọn trước.
Có thể chúng ta sẽ may mắn và Tối cao Pháp viện sẽ tuyên bố
chương trình Obamacare là vi hiến. Nói cho cùng, việc chính phủ
buộc tất cả các công dân mua một sản phẩm chắc chắn là hành vi
vi phạm trực tiếp Điều khoản Thương mại. Việc làm này sẽ tạo ra
một tiền lệ rất nguy hiểm. “Nếu Quốc hội có thể yêu cầu các cá
nhân mua một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể”, Thượng nghị sỹ bang
Utah, Orrin Hatch, nói, “chúng ta có thể đơn giản yêu cầu người Mỹ
mua những chiếc xe nhất định. Như thế, chúng ta cũng có thể
tấn công vấn đề béo phì bằng cách yêu cầu người Mỹ mua hoa
quả và rau củ.” Hatch nói đúng. Chỉ thị cá nhân này là một sự vượt
quyền liên bang quá lớn và rõ ràng là vi hiến. Nhưng như tất cả
những người thủ cựu đều biết, Tối cao Pháp viện suốt ngày giẫm
lên Hiến pháp. Vì vậy, ai cũng đoán được họ sẽ làm gì.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn có cơ ngang bằng là Tối
cao Pháp viện bãi bỏ cái được gọi là “chỉ thị cá nhân” của Obama về
việc mua bảo hiểm y tế. Nếu điều đó xảy ra, ngay cả những người