Cổ, bên trên là một chữ trùng, phía dưới là mãnh, ngụ ý, côn trùng ở bên
trong một đồ vật, tạo thành Cổ. Trên thực tế cũng là như vậy, người nuôi cổ
nuôi rất nhiều trùng độc để trong một dụng cụ, khiến chúng nuốt lẫn nhau,
con sống sót sau cùng, chính là cổ.
Đương nhiên trên thực tế thao tác không chỉ có đơn giản như vậy, trong
đó còn có rất nhiều mật pháp, đây chỉ là người nuôi cổ giới thiệu đơn giản,
người tạo ra từ cổ này hiển nhiên cũng biết cách nuôi cổ này. Lúc này Lý
Thì Trân đã già nua rồi, Bản thảo cương mục của y đã hoàn thành, trong
Thảo mộc cũng nhắc đến cổ, chữ viết:
- Lấy trăm trùng bỏ vào trong hũ, qua vài năm, tất có một con đã gắng ăn
hết đám trùng kia, đấy chính là cổ.
Hiển nhiên, Lý Thì Trân cũng biết cách nuôi cổ, y vốn là người từ Hồ
Nam Hồ Bắc đến, lại thường vào rừng sâu hái thuốc, nếm tận bách thảo, cơ
hội tiếp xúc sự vật tự nhiên rất nhiều, nên nói cũng có cơ sở. Có điều, trong
bản thảo này, Lý Thì Trân nói cổ là một loại chuyện trị mụn nhọt.
Kỳ thực không chỉ nói trong bản thảo nói như vậy, mà trong “Khánh
Lịch Thiện Trị Phương” thời Tống, “Thiên Kim Phương” thời Đường đều
đã nhắc đến cổ. Thậm chí còn có cách nuôi cổ, phương pháp hạ độc, bao
gồm cả dùng cổ chữa bệnh trong phương diện y học. Có điều trong phương
y, bọn họ đều bàn làm sao để dùng cổ trị bệnh.
Giống như một độc đằng (mây độc) gặp máu là chết, một con ngũ bộ xà
cắn người năm bước nhất định chết, những danh y sẽ không dùng nó hạ độc
trong lúc bàn chuyện, lúc hạ độc có điều gì cấm kỵ, phải làm thế nào bảo
tồn những độc dược này, thế nào mới có thể phát huy được lớn nhất mức độ
độc tính của nó. Bọn họ chỉ biết nói làm sao dùng loại độc này chữa được
một số bệnh khó chữa.