Tử nghe tên mà sợ hãi phải bỏ chạy, nhưng cũng chỉ là đánh bại, mà không
cách nào chiếm được và thống trị triệt để, thực sự là được còn kém xa mất.
Kết quả, sau trên dưới một năm, nơi ấy vẫn là thiên hạ của dân du mục.
Tình hình của Quý Châu đại để cũng tương tự, nhưng cho tới trước năm
Vạn Lịch, đây vẫn là một gánh nặng lớn của triều đình, thuế phú toàn tỉnh
không bằng nổi một vài quận đông nam, mỗi năm triều đình còn phải trích
một khoản tiền lớn để cai quản. Nơi này, tình hình cuộc sống, hoàn cảnh
địa lý, điều kiện kinh tế, tất cả đã định rằng giấc mộng của Vĩnh Lạc Hoàng
đế là một nguyện vọng mỹ hảo không thể thực hiện.
Ví dụ như Đồng Nhân. Mãi đến hôm nay, sau năm trăm năm, người Hán
ở đây còn chưa chiếm tới ba mươi phần trăm tổng số nhân khẩu, mà khi đó
tối đa cũng chỉ có mười lăm phần trăm, lại thêm tin tức bế tắc, nơi này, kẻ
thực sự nắm quyền lên tiếng vẫn là dân bản xứ.
Tuy Điền thị bị tổn thất nặng nề, Đồng Nhân cũng đã đặt Bố Chính Ti,
nhưng Tri phủ vẫn là thổ Tri phủ, vẫn là quan thừa kế. Danh quan chính
thức là Trưởng quan Ti Trường Quan, vào triều Nguyên được gọi là Lỗ Hoa
Xích. Dân bản xứ vẫn gọi là Trưởng Quan Ti Trương thị, vì Tri phủ nơi đó
có họ Trương, luôn luôn là họ Trương.
Trương thị Đồng Nhân không hề có lịch sử lâu đời như tứ đại gia của An
Tống Điền Dương, gia tộc này thống trị Đồng Nhân mới chỉ khoảng ba
trăm năm. Thực ra ba trăm năm thống trị cũng không tính là ngắn, trong
lịch sử vương triều Trung Quốc, các triều đại kéo dài hơn ba trăm năm
cũng không nhiều, nhưng đối với các Thổ ty, ba trăm năm mới chỉ là một
bước khởi đầu.
Thổ ty Trương thị bắt đầu từ năm đầu Thiệu Khánh của triều Nguyên, từ
đời con trai Trương Hoán của Đại Nguyên soái Kiềm Nam đạo Trương
Khôi trở đi vẫn luôn thừa kế chức quan. Cho dù triều đại thay đổi, nhưng
Thổ Hoàng đế của Đồng Nhân vẫn luôn là họ Trương.