SỰ BẤT KÍNH CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ KHOA HỌC
Bây giờ, chúng ta hãy bàn về thị trường. Có thể nói rằng thị trường không
phải là tổng số của những người tham gia trong đó, nhưng những thay đổi về
giá cả phản ánh các hoạt động của những người bán và người mua có động
lực nhất. Đúng vậy, những nguyên tắc có động lực nhất. Thực ra, đây là điều
mà dường như chỉ các nhà giao dịch mới hiểu được: tại sao giá của một sản
phẩm lại có thể sụt giảm tới 10% chỉ vì một người bán. Tất cả những gì
chúng ta cần ở đây là một người bán ngoan cố. Thị trường phản ứng theo
hướng không tỉ lệ với tác nhân thúc đẩy. Thị trường chứng khoán hiện nay
có giá trị khoảng 30 nghìn tỉ đô-la, nhưng chỉ riêng một lệnh giao dịch vào
năm 2008 trị giá 50 tỉ đô-la, tức là chiếm chưa đến hai phần mười tổng giá
trị thị trường, cũng đã khiến thị trường chứng khoán giảm gần 10%, gây ra
thiệt hại khoảng 3 nghìn tỉ đô-la. Sự kiện này đã được kể lại trong cuốn
Thăng hoa trong nghịch cảnh; đó là lệnh giao dịch của ngân hàng Societe
Generale ở Paris, sau khi phát hiện ra một nhà giao dịch lừa đảo đặt lệnh
mua, ngân hàng này muốn thu hồi lại lệnh bán. Tại sao thị trường lại phản
ứng một cách bất tương xứng như vậy? Bởi vì lệnh giao dịch này là một
chiều – cố chấp: họ phải bán và không thể thuyết phục ban lãnh đạo làm
khác đi. Phương châm của tôi là:
Thị trường giống như một rạp phim lớn nhưng chỉ có một chiếc cửa nhỏ.
Và cách hay nhất để nhận diện một kẻ khờ là xem hắn có chú trọng vào kích
cỡ của rạp phim thay vì để ý đến kích cỡ của cánh cửa không. Cảnh chen
lấn, xô đẩy nhau sẽ xảy ra trong rạp phim – ví dụ như khi có người kêu
“cháy” – bởi vì những người muốn ra ngoài thì không muốn ở lại bên trong,
đây cũng chính là thái độ kiên quyết mà chúng ta quan sát được trong hành
động tuân thủ luật kosher hay bán tháo trên thị trường.
Khoa học cũng vận hành tương tự vậy. Như chúng ta đã biết ở các phần
trước, nguyên tắc thiểu số là nền tảng cho những tư tưởng của Karl Popper.
Nhưng Popper lại quá nghiêm khắc, nên chúng ta sẽ nói về ông ấy sau; bây