giờ, hãy bàn về một nhân vật thân thiện và thú vị hơn là Richard
Feynmann
, nhà khoa học khôi hài và thiếu tôn kính bậc nhất vào thời của
ông. Cuốn sách của ông, tuyển tập các giai thoại có tựa đề What do you care
what other people think? (Bạn quan tâm việc người khác nghĩ làm gì?),
truyền tải ý tưởng về thái độ bất kính cơ bản của khoa học, được vận hành
theo một cơ chế tương tự như tính bất đối xứng trong luật kosher. Như thế
nào? Khoa học không phải là tổng số những suy nghĩ của các nhà khoa học,
và hệt như với thị trường, nó là một quy trình mang tính thiên lệch rất lớn.
Khi bạn làm sáng tỏ điều gì đó, thì từ lúc đó nó sẽ trở thành sai lầm. Nếu
khoa học vận hành theo cơ chế đồng thuận của số đông, thì hẳn đến giờ
chúng ta vẫn còn đang mắc kẹt ở thời Trung cổ, và sự nghiệp của Enstein sẽ
kết thúc ở chính nơi nó bắt đầu: một nhân viên thư ký bằng sáng chế với
những sở thích vô dụng.
UNUS SED LEO: CHỈ MỘT CON SƯ TỬ MÀ THÔI
Alexander Đại đế từng nói thà có đội quân cừu do một con sư tử dẫn dắt còn
hơn là có đội quân sư tử do một con cừu lãnh đạo. Alexander (hay bất cứ ai
đưa ra câu nói có lẽ là ngụy tạo này) hiểu rõ giá trị của nhóm thiểu số chủ
động, cố chấp và dũng cảm. Hannibal
năm với một đội quân lính đánh thuê nhỏ bé, giành chiến thắng 22 trận trước
quân đội La Mã với quân số áp đảo. Động lực của ông xuất phát từ một dị
bản của câu châm ngôn này. Trong trận Cannae, khi thấy Gisco
tỏ ra lo
lắng về việc quân đội Carthage quá nhỏ bé so với quân đội La Mã, ông nói:
“Có một điều tuyệt vời hơn cả số lượng của họ… trong biển quân mênh
mông kia, không ai có tên là Gisco
cả.”
Cái lợi to lớn của sự dũng cảm ương ngạnh này không chỉ giới hạn ở lĩnh
vực quân sự. Margaret Mead
đã viết, “Đừng nghi ngờ việc một nhóm nhỏ
công dân có suy nghĩ có thể thay đổi thế giới. Thực ra, đó là điều duy nhất
từng xảy ra.” Rõ ràng, động lực thúc đẩy các cuộc cách mạng chính là
những nhóm thiểu số không khoan nhượng. Và sự phát triển toàn diện của