Có lẽ bạn sẽ không tìm thấy cuốn sách sử nào nói về những người được việc
cả, bởi họ được tạo ra để không bao giờ lưu lại dấu vết trong mọi diễn biến
của các sự kiện. Xét về mục đích ra đời, họ không phải là đối tượng hấp dẫn
trước mắt các nhà sử học. Nhưng bây giờ, chúng ta hãy xem lý thuyết về
công ty và tư tưởng của Ronald Coase
Về mục đích ra đời, một nhân viên có giá trị khi ở trong công ty hơn là bên
ngoài; tức là, họ có giá trị đối với nhà tuyển dụng hơn là đối với thị trường.
Coase là một nhà kinh tế học hiện đại xuất sắc, xét theo nghĩa ông có tư duy
độc lập, chặt chẽ, và sáng tạo, với những ý tưởng giàu tính ứng dụng, giúp lý
giải thế giới xung quanh chúng ta – nói cách khác là những ý tưởng đích
thực. Phong cách của ông chặt chẽ đến độ ông có riêng một định lý mang
tên mình: Định lý Coase (về sự thông minh của thị trường trong việc phân
bổ các nguồn lực và những thứ khó chịu như ô nhiễm), một khái niệm được
ông đưa ra mà không dùng đến bất kỳ ngôn ngữ toán học nào nhưng lại quan
trọng không kém những khái niệm được viết bằng ngôn ngữ toán học.
Ngoài định lý này, Coase còn là người đầu tiên đưa ra những kiến giải về sự
tồn tại của các công ty. Đối với ông, việc thương lượng các hợp đồng sẽ rất
tốn kém do chịu chi phí giao dịch; do đó giải pháp ở đây là thành lập công ty
và thuê nhân viên với những bản mô tả công việc rõ ràng vì bạn không thể
trang trải nổi các chi phí pháp lý và tổ chức cho mọi giao dịch được. Thị
trường tự do là nơi các lực lượng tác động để quyết định sự chuyên môn
hóa, và thông tin di chuyển qua các điểm chốt giá
; nhưng bên trong một
công ty, các lực lượng thị trường này được dỡ bỏ bởi vì chi phí vận hành
chúng còn lớn hơn so với những lợi ích mà chúng mang lại. Như vậy, các
lực lượng thị trường là tác nhân khiến doanh nghiệp hướng mục tiêu đến tỉ
lệ tối ưu giữa nhân viên chính thức và lao động theo hợp đồng thời vụ bên
ngoài.
Chúng ta có thể thấy, Coase chỉ cách khái niệm da thịt trong cuộc chơi vài
xăng-ti-mét. Ông đã không nghĩ đến phương diện rủi ro nên không nhận ra