Tôi xin nghỉ phép một tháng và trở về làng quê Xađa.
Ôi Xađa! Bảy mươi nếp nhà ấm cúng. Bảy mươi làn khói xanh tỏa lên
bầu trời trong sáng của miền núi cao. Những ngôi nhà màu trắng trên mặt
đất đen. Phía trước làng, phía trước những ngôi nhà màu trắng là những
cánh đồng xanh bằng phẳng. Đằng sau làng, những vách đá dựng đứng.
Những tảng đá màu xám nhấp nhô dựng trên làng chúng tôi hệt như những
đứa trẻ tụ tập trên mái nhà bằng để nhìn xuống đám cưới đang diễn ra dưới
sân. Đi tới làng Xađa, tôi nhớ lại bức thư mà bố tôi đã gửi về nhà khi lần
đầu tiên nhìn thấy Matxcơva. Khó mà đoán được, chỗ nào bố nói đùa, chỗ
nào bố nói thật. Ông ngạc nhiên về Matxcơva:
“Hình như ở đây, ở Matxcơva, người ta không đốt lửa trong bếp lò để nấu
ăn, vì bố không nhìn thấy người phụ nữ nào đóng bánh phân khô
[5]
tường nhà mình, không nhìn thấy từ các mái nhà khói đùn lên trông giống
như chiếc mũ lông to tướng của Abutalíp. Bố cũng không nhìn thấy những
bánh xe lăn để ép phẳng những mái nhà kết bằng rạ. Bố không nhìn thấy
người dân Matxcơva phơi cỏ khô trên mái nhà. Nhưng nếu họ không phơi
khô cỏ thì sẽ lấy gì để cho bò ăn? Bố không nhìn thấy một phụ nữ nào lê
bước đi với bó củi khô, hay bó cỏ trên vai. Không một lần nào bố nghe thấy
tiếng kèn zuma hay tiếng trống. Có thể nghĩ rằng thanh niên ở đây không
lấy vợ và không tổ chức đám cưới. Dù bố có đi khắp các ngả đường của
thành phố lạ lùng này thì bố cũng không hề thấy một con cừu nào. Thử hỏi
người dân Matxcơva sẽ ngả thịt con gì nếu khách bước qua ngưỡng cửa nhà
mình? Khi có bạn bè thân đến chơi nêu không mổ cừu thì lấy gì mà thết
đãi? Không, bố chẳng thèm muốn một cuộc sống như thế. bố muốn sống
trong làng Xađa của mình, nơi mà bố có thể ăn món khinkal
[6]
sau khi nói với mẹ cho thêm tỏi vào đó...”
Bố tôi còn tìm thấy nhiều “nhược điểm” khác ở Matxcơva khi so sánh nó
với làng quê hương. Tất nhiên là ông đã đùa khi ngạc nhiên rằng ở
Matxcơva người ta không đắp phân khô lên tường nhà, nhưng ông đã không
đùa khi ông dành tình yêu lớn hơn cho cái làng nhỏ của ông chứ không phải