Nhiều giai điệu, nhưng chỉ hợp thành một bài ca. Có ranh giới giữa các
tiếng nói, nhưng không có ranh giới giữa những trái tim. Và chiến công của
nhiều người khác nhau cuối cùng cũng đã hòa thành một chiến công.
- Tuy nhiên, vẫn phải có sự khác nhau giữa các dân tộc chứ? Sự khác
nhau đó là gì?
- Câu hỏi này rất khó trả lời
Người ta thường nói về các dân tộc miền Đaghextan như sau: có dân tộc
sinh ra là để chiến đấu, có dân tộc thì chuyên chăn cừu, có dân tộc lại sinh
ra để cầy ruộng, có dân tộc thì lại thích làm vườn…Nhưng đó là những lời
nói vô nghĩa. Dân tộc nào cũng đều có chiến sỹ, người chăn cừu, thợ rèn và
người làm vườn. Dân tộc nào cũng có những người anh hùng, có ca sỹ và
có thợ lành nghề.
Người Avar có: Samin, Khátgi-Murát, Gamzát, Makhơmút, Makhat.
Người Đarghin có: Batưrai, Bagatưrép, Akhơmet, Mughi, Rabađan
Nurốp, Kara-Karaép.
Người Lêzghin có: Xulâyman, Êmin, Taghir, Agaxiép, Êmirốp.
Người Kumức có: Irtri Kazắc, Alim-Pasa, Unlubi, Xônxtan-Xaít,
Zainulabít Batưrmurzaép, Nukhai.
Người Lắc có: Garun Xaiđốp, Xaít Gabiép Épfenđi Kapiép, Xurkhai và
cả ông bạn già Abutalíp của tôi nữa
Trong số rất nhiều dân tộc, tôi chỉ kể ra những dân tộc nào hiện ra đầu
tiên trong trí nhớ của tôi. Ở mỗi dân tộc, tôi chỉ kể tên những người hiện ra
đầu tiên hiện ta trong trí nhớ của tôi. Ở miền Đaghextan chúng tôi còn
nhiều dân tộc nữa, còn biết bao tên tuổi đáng nhớ nữa.
Đôi khi có người nói rằng dân tộc này thì nhẹ dạ, dân tộc kia thì đần độn,
dân tộc nọ hay ăn cắp vặt và có dân tộc lại hay đi lừa đảo. Theo tôi, đó là