ĐAGHEXTAN CỦA TÔI - Trang 406

Mọi dân tộc đều có rạp hát, điệu múa, bài ca riêng của mình. Miền chúng

tôi còn có đoàn múa hát chung cho các dân tộc là đoàn “Lêzghinca”. Dân
tộc nào cũng có người muốn mua xe “Vônga” hay thích làm việc trong các
cửa hàng. Nhưng chẳng lẽ đó lại là tính cách dân tộc sao? Có lần Abutalíp
đã nêu tên một thứ bệnh là trước kia chưa từng nghe thấy ở Đaghextan, đó
là bệnh say rượu
Abutalíp nói rằng: “Trước đây ở làng tôi có một anh chuyên say rượu,
anh ta chịu tai tiếng đến mức mà cả huyện đều biết đến anh ta. Bây giờ
trong làng tôi có một người không bao giờ uống rượu. Người ta lại từ xa tới
nhìn anh ra như nhìn một kỳ quan.”
Abutalíp còn kể nhiều chuyện khác nhau quanh đề tài đó, nhưng nếu
chúng ra chạy theo các chuyện kể của ông thì tôi sợ rằng chúng ta sẽ hoàn
toàn quên chúng ta đang đàm luận điều gì. Chúng ta đang bàn xem căn cứ
vào những biểu hiện nào để có thể phân biệt được người thuộc các dân tộc
khác nhau ở Đaghextan. Hay có thể vẫn là căn cứ vào quần áo? Hình dáng
mũ, cách đội mũ chăng? Nhưng bây giờ mọi người đều mặc áo như nhau,
quần như nhau, giày một kiểu, mũ lưỡi trai hay mũ phớt như nhau. Không,
nếu còn một cái gì đó đặc trưng rõ ràng cho dân tộc và phân biệt các dân tộc
với nhau thì đó là tiếng nói.
Đáng chú ý là ở điểm này, ngay cả khi người Lêzghin hay Tát, người
Avar hay Đarghin cũng nói tiếng Nga thì chỉ căn cứ vào giọng nói, vào cách
phát âm sai tiếng Nga là cũng có thể đoán nhận ngay ra ai là người Kumức,
ai là người Lắc, người Lêzghin..
Chẳng hạn, người Avar khi đọc các từ bắt đầu bằng chữ “x” thì lại thêm
“I” vào.
Chúng tôi đọc “Xtambun” thành “Ixtanbun”, “Xtakan” thành “Itakan”,
“Xtanxki” thành “Itanxki”.
Nếu âm “i” ở giữa thì ngược lại âm đó lại bị bỏ đi. Đáng lẽ là “Xibir” thì
người Avar lại nói “Xbir”, đáng lẽ là “Bêliberđa” thì lại nói “Bêlberđa”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.