Sau âm “t” chúng tôi bật hơi thì cứ y như là đọc bị vấp: “Tavaris” thành
“Tiôvaris”.
Người Đarghin thì đáng lẽ đọc là “ô” hoặc “i-u” lại đọc thàn u “pusta”
(posta) “kuska” (koska) “lubốp” (liubốp)
Người Lắc thì phát âm âm “kh” mềm đi, “Khuđôjních” thành
“Khiuđôjních”…
Tóm lại, một số người đọc kéo dài các nguyên âm, một số khác đọc lướt
thậm chí bỏ hẳn, một số người đọc cứng hơn, một số người khác đọc mềm
hơn. Nhiều người đã phát âm “pờ” thay cho “phờ”.
Có lần chúng tôi nói chuyện với nhau về các tiếng nói miền Đaghextan
bên cạnh có Abutalíp ngồi. Anh bạn tôi chỉ ra sự khác biệt trong cách phát
âm và nhại giọng làm thí dụ. Abutalíp mới đầu chỉ nghe, sau đó ông cắt lời
và nói:
- Thôi anh ngồi yên đi, đừng nói nữa. Từ nãy đến giờ anh ba hoa mãi rồi,
bây giờ để tôi nói. Sai sót của một người không nên gán cho cả dân tộc.
Chẳng có rừng nào chỉ có một cây. Ba cây cũng chưa thành rừng. Thậm chí
đến một trăm cây cũng chưa phải là rừng. Vấn đề về các tiếng nói của
chúng ta là một vấn đề phức tạp. Đó là một nút thắt kể từ ba nút thắt thường
xảy ra khi xe sợi ướt.
Có một thời người ta đã cho rằng cách giải quyết vấn đề đơn giản nhất là
giả làm như không tồn tại vấn đề đó. Không nói đến nó, không động đến nó
- đâu phải là cách giải quyết. Mà vấn đề đó thì vẫn tồn tại. Ngày xưa chẳng
có gì xua đẩy con người lao vào các cuộc đâm chém nhau nhiều bằng sự thù
hằn dân tộc.
Tôi nhớ lại một cuộc họp báo diễn ra ở Makhátkala. Bao mươi tám nhà
báo thường trú ở Matxcơva đại diện cho hai mươi chín quốc gia khác nhau
đã về Đaghextan. Mới đầu họ đi thăm các làng bản, nói chuyện với đàn
ông, đàn bà vùng cao, sau đó họ tụ tập nhau lại trong cuộc họp báo. Tiếng