Sắc-Êmir Murađốp - “Bồ câu hòa bình”. Nhà thơ Lêzghin. Chuyên viết
về bồ câu.
Giamiđin - nhà văn châm biếm của chúng tôi Mắc Tuên của chúng tôi.
Đồng thời là phụ trách Quỹ văn học của chúng tôi.
Anvar - nhà thơ nhân dân của Đaghextan, tổng biên tập năm tờ tạp chí
văn học
Tơrunốp - nhà văn Nga sống ở Đaghextan
Khizghin Ápsalumốp - nhà văn Tát viết bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga
Giới thiệu tiếp với khách các nhà văn Đaghextan, Abutalíp lần lượt bắt
đứng dậy thêm nhiều người nữa: Bađavi, Xulâyman, Xasa Grát, Ibraghim,
Alirzu, Mếtgit, Asúc Rutunxki. Ông giới thiệu với khách biên tập viên các
tòa soạn, và sau đó nói tiếp:
- Theo quy tắc của lòng hiếu khách thì chúng tôi không được phép hỏi
tên khách…
Ngay lúc ấy các vị khách đều lần lượt đứng dậy và tự giới thiệu mình là
ai, người nước nào, làm việc cho báo nào.
Sau đó thì bắt đầu đến tiết mục hỏi và trả lời như vẫn thấy ở các cuộc họp
báo.
Câu hỏi: Ở nước các ông nhiều dân tộc thế, nhiều tiếng nói thế, làm sao
các ông hiểu được nhau?
Abutalíp trả lời: Những thứ tiếng mà chúng tôi nói thì khác nhau, nhưng
còn thứ ngôn ngữ này, (Abutalíp đặt tay lên ngực, chỗ trái tim) thì giống
nhau. Trái tim hiểu được cả. Còn cái này (ông dơ tay bấu vào tai mình) thì
mới kém hiểu.
Câu hỏi: Tôi là phóng viên của một báo Bungari. Xin đồng chí cho biết
giữa các thứ tiếng Đaghextan có sự giống nhau ở mức độ chẳng hạn như
giữa tiếng Nga và tiếng Bungari không?