bé, dân tộc khác lại làm lễ cắt bao quy đầu, nhiều nơi lại chỉ cần cấp giấy
khai sinh. Khi con người đến tuổi trưởng thành lại có những phong tục
khác. Bố mẹ sẽ tìm người mối lái, dựng vợ gả chồng cho con…À mà mối
lái cũng là một thứ phong tục. Tôi muốn nói thêm: khi người ta lấy vợ, lại
gặp những phong tục khác nữa. Kể về các nghi thức cưới xin ở miền
Đaghextan thì một ngàn ngày cũng không đủ. Ai cần, chúng tôi xin tặng
cuốn “Phong tục các dân tộc miền Đaghextan”. Khi về nhà, các bạn sẽ đọc
nó.
Câu hỏi: Phong tục tập quán cũng khác nhau, vậy thì trong trường hợp đó
cái gì đã làm các ông gần gũi nhau?
Abutalíp: Đaghextan…
Câu hỏi: Đaghextan …Chúng tôi được nghe nói rằng dịch từ này ra có
nghĩa là “xứ sở của núi”. Vậy Đaghextan chỉ đơn giản là một địa danh thôi
có phải không?
Abutalip: Không phải địa danh mà là Tổ quốc, là nước Cộng hòa. Từ đó
chung cho tất cả những ai sống trên núi cao cũng như những ai sống dưới
thung lũng. Không, Đaghextan không chỉ đơn giản là khái niệm địa lý.
Đaghextan có gương mặt riêng, có nguyện vọng và ước mơ riêng. Có lịch
sử chung, số phận chung, có nỗi khổ và niềm vui chung. Lẽ nào nỗi đau
trên một ngón tay lại không có liên quan đến ngón tay khác? Chúng tôi còn
có những từ chung khác nữa, đó là Tháng Mười, Lênin, nước Nga. Những
từ này thậm chí không cần dịch sang từng thứ tiếng. Mọi người đểu hiểu
không cần dịch. Trong giới nhà văn chúng tôi thường xảy ra đủ mọi thứ
tranh cãi. Nhưng về ba từ đó thì chúng tôi hoàn toàn không có ý kiến bất
đồng. Các bạn có hiểu không?
Câu hỏi: Vâng, chúng tôi hiểu điều đó. Nhưng tôi muốn hỏi thêm điều
này. Hôm nay tôi có đọc thấy trên báo một bài thơ của Ađanlô Aliép,
Anatôli Zaiat dịch bài thơ đó sang tiếng Nga. Bên dưới có đề là dịch từ
tiếng Đaghextan. Tiếng đó là tiếng gì vậy?